top of page

Bí quyết để doanh nghiệp soát xét thuế hiệu quả

Trong thực tế hiện nay, việc soát xét thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường không biết rõ các báo cáo tài chính do nhân viên mình chuẩn bị có tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hay không. Sau mỗi đợt thanh kiểm tra thuế các doanh nghiệp thường phải nộp một số tiền rất lớn đối với khoản tiền thuế truy thu và tiền phạt. Nguyên nhân của thực trạng này là do các lãnh đạo doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ các quy định về kế toán và thuế hiện hành.


Nội dung chính:


soat-xet-thue
Soát xét thuế có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Hàng ngày mỗi doanh nghiệp đều phát sinh nhiều giao dịch kinh tế khác nhau. Mỗi loại giao dịch đều phản ánh một nghiệp vụ riêng, nhưng nhìn chung đều liên quan đến các sắc thuế: từ thuế GTGT, thuế TNDN đến thuế nhà thầu, thuế xuất nhập khẩu… và cùng nhiều loại chi phí khác. Điều này gây nhiều khó khăn cho nhân viên kế toán của doanh nghiệp, buộc họ phải kịp thời nắm bắt các quy định về thuế để thực hiện một cách chính xác, tránh rủi ro về thuế cho doanh nghiệp.


Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích tới quý độc giả các vấn đề về hồ sơ thuế và một số lưu ý cho doanh nghiệp.


1. Hồ sơ thuế là gì?

Hồ sơ thuế bao gồm rất nhiều hồ sơ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số hồ sơ cơ bản nhất mà mọi doanh nghiệp đều phải có:

  • Đăng ký kinh doanh;

  • Điều lệ công ty;

  • Quy chế tài chính;

  • Sổ kế toán;

  • Bảng kê mua vào, bán ra;

  • Bộ báo cáo quyết toán: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm;

  • Hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ;

  • Sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc;

  • Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc);

  • Hợp đồng kinh tế, biên bản đối chiếu công nợ;

  • Một số hồ sơ khác (Tùy từng doanh nghiệp)…

2. Tại sao cần soát xét lại các hồ sơ thuế?

Theo số liệu thống kê trên báo Lao động tính đến tháng 6.2021, toàn ngành thuế thực hiện được 32.209 cuộc thanh tra, kiểm tra, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được 323.206 hồ sơ khai thuế, bằng 114,93% so với cùng kỳ năm 2020.


Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 22.963 tỉ đồng. Trong đó, số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.935 tỉ đồng, giảm khấu trừ là 828 tỉ đồng, giảm lỗ là 17.200 tỉ đồng.


Có thể thấy việc thanh kiểm tra thuế được thực hiện ngày càng nhiều với sự siết chặt từ các ban ngành. Như vậy có thể thấy lợi ích đầu tiên đó chính là việc giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu số tiền phải nộp khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Ngoài ra đó còn lại việc bạn khắc phục cũng sai phạm năm trước cho các năm sau này.


Trường hợp doanh nghiệp thấy các thủ tục quá phức tạp, doanh nghiệp có thể thuê một đơn vị soát xét để kiểm tra lại hồ sơ thuế. Với kinh nghiệm chuyên sâu, chúng tôi nhận diện được những rủi ro trong việc không tuân thủ thuế cũng như thiếu sót trong lập kế hoạch thuế. Dịch vụ soát xét thuế của RSM Việt Nam là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách chủ động và giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình thanh tra thuế.


dich-vu-soat-xet-thue
Soát xét thuế giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp

Dịch vụ soát xét thuế là dịch vụ giúp rà soát lại, kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế cho doanh nghiệp. Các lợi ích của dịch vụ tư vấn thuế soát xét thuế mang lại cho bạn như:


Hạn chế tối đa rủi ro về thuế, giải quyết các tình huống ngay khi phát sinh

Tổn thất về vi phạm thuế là rủi ro thường trực đối với các doanh nghiệp. Làm thế nào để hạn chế tổn thất đó càng ít càng tốt là mong muốn của Ban điều hành công ty. Để giảm thiểu rủi ro thuế, cách tốt nhất là Doanh nghiệp bạn nên tổ chức soát xét thuế hàng kỳ để có thể phát hiện và xử lý ngay các vấn đề về thuế, bởi để các vấn đề này tồn tại càng lâu thì doanh nghiệp càng khó sửa chữa và càng bị phạt nhiều hơn.


Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn về thuế sẽ tiết kiệm được chi phí để xây dựng bộ máy kế toán hoặc có thể tinh giản bộ máy kế toán gọn nhẹ hơn (Ví dụ: giảm thiếu hệ luỵ thay đổi nhân sự, không cần đóng bảo hiểm cho người lao động…)


3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ soát xét thuế của RSM Việt Nam

  • Tư vấn các quy định pháp luật về thuế, kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Lập và hoàn thiện sổ sách kế toán dựa trên phát sinh thực tế hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp.

  • Cân đối doanh thu, chi phí cho doanh nghiệp.

Công việc của chúng tôi:

  • Thực hiện kiểm tra, soát xét hóa đơn đầu vào, đầu ra phù hợp với quy định pháp luật.

  • Rà soát báo cáo thuế hàng tháng, quý và năm.

  • Xử lý số liệu liên quan đến báo cáo quyết toán thuế.

  • Thực hiện kiểm tra việc quản lý và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với quy định pháp luật.

  • Thực hiện kiểm tra chi phí tiền lương, tiền thưởng và các khoản bảo hiểm bắt buộc phù hợp với quy định pháp luật.

  • Lập lại BCTC, sổ sách kế toán, hồ sơ khai thuế nếu sai sót.

Trên đây là những lưu ý cho các bạn khi có kiểm tra hồ sơ thuế tại doanh nghiệp của mình. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được các công việc soát xét, kiểm tra cũng như giúp bạn tránh được những rủi ro trong hồ sơ, báo cáo tài chính.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



120 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page