1. THÔNG TƯ 80/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH 126/2020/NĐ-CP
CQ ban hành: Bộ Tài chính
Đối tượng áp dụng: Người nộp thuế, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức có liên quan
Hiệu lực: 01/01/2022
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, ngày 29/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC (“Thông tư 80”) hướng dẫn Luật quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP (“Nghị định 126”). Thông tư 80 đã ban hành hướng dẫn đối với các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý, trong đó có các điểm đáng chú ý về nộp thuế, cụ thể:
Về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế:
Trong trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Người nộp thuế được Cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm căn cứ vào thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế.
Nếu cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế được cơ quan thuế thông báo về việc điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm.
Về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 thì được bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo trong một số trường hợp, hoặc hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách. Trong đó, Thông tư 80 quy định cụ thể về thẩm quyền và thủ tục xử lý khoản nộp thừa này.
Bên cạnh đó, Thông tư 80 cũng bãi bỏ nhiều quy định được ban hành trước đây như: Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
Bên cạnh đó, Thông tư 80 cũng bãi bỏ nhiều quy định được ban hành trước đây như: Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
2. THÔNG TƯ SỐ 19/2021/TT-BCT NGÀY 23/11/2021 SỬA ĐỔI DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
CQ ban hành: Bộ Công Thương
Hiệu lực: 12/01/2022
Ngày 23/11/2021, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
Thông tư ban hành mới Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển (thay thế Phụ lục 1 của Thông tư 55/2015/TT-BCT) bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành:
Dệt – may
Da – giày
Điện tử
Sản xuất, lắp ráp ô tô
Cơ khí chế tạo
Danh mục này là căn cứ để xét hưởng ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo Luật thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định 111/2015/NĐ-CP.
3. NGHỊ ĐỊNH 101/2021/NĐ-CP NGÀY 15/11/2021 SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 57/2020/NĐ-CP VỀ BIỂU THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU
CQ ban hành: Chính Phủ
Hiệu lực: 30/12/2021
Để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ các Doanh nghiệp dưới bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 đề ra những thay đổi về thuế xuất, nhập khẩu gồm:
i. Giảm thuế suất xuât khẩu của một số mặt hàng như cát; đồ trang sức; đồ kỹ nghệ; các sản phẩm bằng kim loại, đá quý;…;
ii. Bổ sung Quả và hạt có dầu làm giống; Engine ECU vào nhóm hàng hưởng thuế suất nhập khẩu 0%;
Cho phép doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng
4. NGHỊ ĐỊNH 102/2021/NĐ-CP NGÀY 16/11/2021 HƯỚNG DẪN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ, HÓA ĐƠN, HẢI QUAN
CQ ban hành: Chính Phủ
Hiệu lực: 01/01/2022
Ngày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Theo đó, quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm (thay vì 01 năm như hiện hành tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ).
Bên cạnh đó, bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định (từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng).
Mức phạt vừa nêu cũng được áp dụng đối với các hành vi sau đây:
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.
Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. (Nội dung mới so với hiện hành).
5. NGHỊ ĐỊNH 104/2021/NĐ-CP NGÀY 04/12/2021 VỀ GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ SẢN XUẤT HOẶC LẮP RÁP TRONG NƯỚC
CQ ban hành: Chính Phủ
Đối tượng áp dụng: doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; cơ quan thuế; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Hiệu lực: 04/12/2021
Theo đó, Chính phủ cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và 11/2021 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TTĐB theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cụ thể như sau:
Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10/2021 chậm nhất là ngày 20/12/2021.
Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11/2021 chậm nhất là ngày 30/12/2021.
Sau thời gian gia hạn theo Nghị định 104/2021, việc nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
Về quy định đối với một số trường hợp:
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế TTĐB phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế TTĐB theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa phải nộp số thuế TTĐB phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai.
Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế TTĐB riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TTĐB. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TTĐB.
6. NGHỊ ĐỊNH 108/2021/NĐ-CP NGÀY 07/12/2021 ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HẰNG THÁNG
CQ ban hành: Chính Phủ
Hiệu lực: 20/01/2022
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022, tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu của tháng 12/2021 cho các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2021, đơn cử như sau:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019,…
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010,...
Điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng theo quy định, cụ thể như sau:
Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
7. QUYẾT ĐỊNH 3749/QĐ-TLĐ NGÀY 15/12/2021 – CHI HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19
CQ ban hành: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Hiệu lực: 15/12/2021
Quyết định nêu rõ, đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ như sau:
Tối đa là 3.000.000 đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid- 19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Tối đa là 1.500.000 đồng/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Trước đây, quy định đoàn viên, người lao động là F0 được hỗ trợ với mức 3.000.000 đồng/người.
8. CÔNG VĂN 13983/BTC-TCT NGÀY 07/12/2021 - CẬP NHẬT- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TẠM NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2021
CQ ban hành: Bộ Tài chính
Hiệu lực: 07/12/2021
Liên quan đến quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP về vấn đề “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm”, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định số thuế TNDN tạm nộp.
Bằng công văn này, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Trong quý 3/2021, đã có 23 tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó, phần lớn doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, thu nhập dẫn đến không phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải tạm nộp.
Bước sang quý 4/2021, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp dần khôi phục hoạt động, dự kiến sẽ phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu dồn vào quý cuối của năm. Do đó, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó có điều khoản tạm nộp 3 quý đầu năm nêu trên.
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP theo hình thức rút gọn, gửi các Bộ, ngành tham gia ý kiến để trình Chính phủ ban hành.
9. CÔNG VĂN SỐ 53949/CTHN-TTHT NGÀY 13/12/2021 HƯỚNG DẪN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI KHOẢN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG COVID-19
CQ ban hành: Cục thuế TP Hà Nội
Hiệu lực: 13/12/2021
Nhằm giải đáp những vướng mắc trong công văn số 16/2021/CV-MPVN ngày 29/11/2021 về chính sách áp dụng đối với khoản hỗ trợ phòng chống Covid-19, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành công văn số 53949/CTHN-TTHT hướng dẫn chính sách cho khoản hỗ trợ nói trên khi tính thuế TNCN.
Cụ thể, đối tượng hỗ trợ gồm người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Về mức đóng và thời gian áp dụng lần lượt như sau:
0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022
Trường hợp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Comments