top of page

Tư vấn thuế cho thương vụ M&A đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

Tư vấn thuế cho thương vụ M&A từ lâu đã trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu cho doanh nghiệp trong việc xác định những rủi ro tiềm tàng về thuế và cách để tiết kiệm thuế. Theo dự báo, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ sôi động trở lại và có thể đạt đến tốc độ tăng trưởng 100% từ đầu năm 2022, sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Đây được coi là thời cơ tốt cho các doanh nghiệp tận dụng để tạo đà phát triển lớn mạnh. Hậu dịch là thời điểm hợp lý để các doanh nghiệp “cải tổ” lại sau khi “cơn bão” quét qua. Và để có được một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp cần được tư vấn thuế từ những chuyên gia hàng đầu.


Nội dung chính:


tu-van-thuong-vu-M&A
Tư vấn thuế cho thương vụ M&A từ lâu đã trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu cho doanh nghiệp trong việc xác định những rủi ro tiềm tàng về thuế và cách để tiết kiệm thuế

1. M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Đây là thuật ngữ chung mô tả việc hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính khác nhau bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất, chào mua, mua tài sản và mua lại quyền quản lý.


Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.


Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.


2. Các hình thức M&A

Theo chiều ngang (Horizontal)

Sáp nhập theo chiều ngang xảy ra giữa hai công ty hoạt động trong các ngành tương tự nhau và có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc không.


Một trong những ví dụ điển hình nhất của M&A theo chiều ngang đó là thương vụ sát nhập của Facebook, Whatsapp, Instagram và Messenger. Đây đều là những nền tảng mạng xã hội độc lập được phát triển bởi những công ty khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Những nền tảng này đã hợp nhất thành một công ty mạng xã hội lớn hơn - Facebook Inc. được sở hữu bởi Mark Zuckerberg. Một trong những lý do hợp nhất với Whatsapp đó là là để phát triển và triển khai công nghệ mã hóa đầu cuối giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Mặc dù các trang web và ứng dụng là riêng biệt nhưng người dùng có thể tương tác giữa các ứng dụng một cách tự do trên một mạng lưới duy nhất. Bên cạnh đó, khi Facebook đạt đến một độ chín nhất định, sát nhập chính là chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng.


Theo chiều dọc (Vertical)

Hợp nhất theo chiều dọc diễn ra giữa công ty và nhà cung cấp hoặc khách hàng trong chuỗi cung ứng của công ty. Công ty đặt mục tiêu phát triển lên hoặc xuống dọc theo chuỗi cung ứng của mình, do đó củng cố vị trí của mình trong ngành.


Thương vụ sát nhập của Walt Disney và Pixar là một ví dụ nổi tiếng cho M&A theo chiều dọc. Walt Disney mua lại Pixar Animation Studios với giá 7,4 tỷ đô la vào năm 2006. Pixar là một xưởng sản xuất hoạt hình đầy sáng tạo và có đội ngũ nhân viên tài năng. Trong khi đó, Walt Disney là một công ty giải trí và truyền thông đại chúng. Sự hợp nhất này đã đem đến thành công và là bước đi mang tính chiến lược của Walt Disney.


Sáp nhập theo dạng kết hợp (Conglomerate Merger)

Đây là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau.


Một ví dụ nổi tiếng cho sát nhập theo dạng kết hợp là thương vụ của Berkshire Hathaway và Heinz vào năm 2013. Việc mua lại này đã mở đường cho Heinz hợp nhất với Kraft để tạo ra Kraft Heinz, một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu.


tu-van-thuong-vu-M&A
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Đây là thuật ngữ chung mô tả việc hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính khác nhau bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất, chào mua, mua tài sản và mua lại quyền quản lý

3. Vai trò của nhà tư vấn thuế trong thương vụ M&A

Một nhà tư vấn thuế giỏi và dạy dặn kinh nghiệm có đóng góp rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền thuế. Thực tế chứng minh rằng đã có những nhà tư vấn thuế cho thương vụ M&A giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tới 20% tiền thuế - một con số đáng kể cho doanh nghiệp.


Nhà tư vấn thuế sẽ phân tích các vấn đề thuế liên quan đến doanh nghiệp của bạn, công ty mua lại doanh nghiệp bạn và các bên khác liên quan đến giao dịch M&A để đánh giá tính khả thi tổng thể và các dòng tiền sau tái tổ chức. Bên cạnh đó, mục tiêu cấu trúc thuế của người bán và người mua trong thương vụ cũng là một yếu tố quan trọng. Các mục tiêu này có thể thay đổi đáng kể tùy theo việc tái cấu trúc và hậu tái cấu trúc sau khi hợp nhất.


Thẩm định về thuế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những rủi ro tiềm tàng về thuế ở công ty mục tiêu. Nhà tư vấn thuế cho thương vụ M&A sẽ giải quyết và giảm thiểu được những rủi ro thuế tiềm ẩn với mục đích đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên hết. Khi xây dựng quy trình thẩm định về thuế, việc phân tích không chỉ giới hạn ở quy trình xem xét đơn thuần các tờ khai thuế. Doanh nghiệp cần phân tích toàn diện các thuộc tính thuế của công ty, cũng như xác định tình trạng đóng thuế, các luồng kinh doanh, quyền sở hữu của tổ chức, địa điểm và ngành kinh doanh.


Nhà tư vấn thuế cho thương vụ M&A sẽ đánh giá các cấu phần thuế của việc mua lại, cấu truc việc mua lại để tối ưu hóa dòng tiền, chuẩn bị cho việc xử lý doanh nghiệp, thực hiện thẩm định trước hoặc sau khi bán và đảm bảo tuân thủ các yêu về thuế.



4. RSM Việt Nam – Nhà tư vấn thuế cho thương vụ M&A được lựa chọn

Chúng tôi tin rằng bảo vệ doanh nghiệp nộp thuế không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ thuế, đặc biệt trong các thương vụ M&A có giá trị lớn. Chúng tôi hỗ trợ để đảm bảo doanh nghiệp nộp thuế được bảo vệ trong suốt quá trình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế chứ không đợi đến khi bị áp đặt, bất đắc dĩ mới đưa cơ quan thuế ra tòa.

RSM Việt Nam nằm trong danh sách “Tổ chức Tư vấn M&A tiêu biểu” tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 - 2020 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 11 năm 2020. Các chuyên gia của RSM Việt Nam sẽ góp phần vào sự thành công của thương vụ M&A cho doanh nghiệp của bạn.


Dịch vụ tư vấn thương vụ của RSM Việt Nam bao gồm:

  • Hỗ trợ mua, bán và sáp nhập

  • Định giá doanh nghiệp

  • Soát xét tài chính, thuế, pháp lý và hoạt động

  • Hỗ trợ Bên mua, Bên bán

  • Hỗ trợ tư vấn hậu sáp nhập

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp

  • Hỗ trợ thương thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Đối với dịch vụ tư vấn thương vụ tại RSM Việt Nam, chúng tôi luôn tập trung vào tăng cường các giá trị chia sẻ và giúp khách hàng có được sự chuẩn bị vững chắc cho mọi giao dịch, là nền tảng để ra quyết định và tối đa hóa khả năng sinh lợi. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của RSM Việt Nam phân tích một cách thấu đáo và kiểm tra các giả định về tài chính, hoạt động và chiến lược để giúp khác hàng thấy rõ cơ hội và cũng như rủi ro tiềm ẩn trong thời kỳ Covid-19. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng nỗ lực giúp doanh nghiệp thiết lập cấu trúc thương vụ để đảm bảo sự thành công của hoạt động kinh doanh lẫn văn hóa và chiến lược, đồng thời tối đa hóa thành công của thương vụ đầu tư bằng cách thúc đẩy công tác thuế hiệu quả.


RSM Việt Nam luôn linh hoạt đưa ra dịch vụ tư vấn thương vụ chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong giao dịch mua bán và sáp nhập, đặc biệt là đối với các thương vụ trong thời kỳ Covid-19.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:




296 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page