Dịch vụ Tư vấn thương vụ và thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới. M&A được coi là công cụ hữu ích trong việc mở rộng thị trường kinh doanh và tái cơ cấu doanh nghiệp. Vậy dịch vụ tư vấn thương vụ sẽ mở ra cơ hội như thế nào cho doanh nghiệp từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19?
Covid-19 có khả năng là “chất xúc tác” mở ra các cơ hội giúp doanh nghiệp thực hiện thương vụ M&A trong bối cảnh đầy biến động.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay, giới phân tích đã đưa ra nhiều nhận định về kịch bản phục hồi kinh tế toàn cầu. Ở thời điểm hiện tại, mô hình phục hồi kinh tế hình chữ K đang được xem là xu hướng chủ đạo. Mô hình chữ K thể hiện sự phân hóa trong nền kinh tế với những nhóm ngành được hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng trưởng trong đại dịch, trong khi phần còn lại sẽ giảm mạnh.
Nói về thị trường M&A tại Việt Nam, tác động của Covid-19 lên hoạt động M&A là khá rõ. Điểm đáng chú ý là đã có thay đổi trong xu hướng M&A về bản chất khi mà hình thức được chuyển dần từ thâu tóm sang hợp tác liên kết, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh… nhằm nâng cao sự chống chọi, thích ứng với tình hình mới.
Trong nửa cuối năm 2020, số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đã tăng 18% và tổng giá trị thương vụ tăng tới 94%, trong đó, lượng giao dịch quy mô lớn tăng gấp đôi. So với 6 tháng đầu năm, số lượng thương vụ nửa cuối năm 2020 tăng 20% tại châu Mỹ và đều tăng 17% tại khối các quốc gia châu Âu, Trung Đông, châu Phi (EMEA) và châu Á - Thái Bình Dương. Tổng giá trị các thương vụ tại châu Mỹ chứng kiến mức tăng lớn nhất trên 200%, phần lớn nhờ vào các giao dịch quy mô lớn.
Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cùng chuỗi giá trị”, ông Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải coi M&A là biện pháp tự làm cho doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Đây không phải là chuyện đi thu gom tài sản để làm cho lớn lên mà quan trọng hơn là phải tạo ra được cấu trúc liên kết, cho nên M&A là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp gia tăng sức mạnh.
Với bối cảnh kinh tế hiện tại, cả hai phía bên mua và bên bán trong thương vụ M&A cần nhận thức rằng những quan điểm truyền thống về thị trường giờ không còn thích hợp trong trạng thái “bình thường mới”. Đối với các công ty đang đối mặt với khó khăn đã và sắp xảy ra, việc hợp nhất với đối tác có thể là điều không thể tránh khỏi. Việc thực hiện hoạt động thẩm định minh bạch là vô cùng quan trọng khi bên bán muốn hợp nhất với các doanh nghiệp lớn. Còn đối với các doanh nghiệp vẫn đang phát triển và có chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ sau tác động của Covid-19, M&A có thể là cách tốt nhất và nhanh nhất để lấp đầy những khoảng trống cấp bách về kỹ năng, nguồn lực và công nghệ mà doanh nghiệp cần để tạo ra giá trị mới trong thời kỳ biến động này.
Một ngành gặp khó khăn lớn trong đại dịch Covid-19 phải kể đến là ngành F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống). Sau thời gian kéo dãi giãn cách xã hội, ngành F&B bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có khoảng 30% các nhà hàng độc lập biến mất sau đại dịch do không chịu nổi chi phí mặt bằng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khác có thể quay lại phát triển mạnh mẽ như các chuỗi cà phê, nhà hàng,….do nhu cầu quay lại của khách hàng lớn. Đây chính là cơ hội.
Dù tình hình nền kinh tế hiện tại vẫn còn khó khăn nhưng vẫn có những thương vụ được thực hiện. Minh chứng là mặc dù trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Emart Hàn Quốc và Thaco đã hoàn tất giao dịch chuyển nhượng 100% vốn và nhượng quyền độc quyền, Thaco đã chính thức trở thành chủ sở hữu mới của Emart Việt vào tháng 9/2021. Bước sang năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát và phủ kín vaccine, hoạt động M&A hứa hẹn sẽ tăng trưởng sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm 2021.
Dịch vụ tư vấn thương vụ tại RSM Việt Nam
RSM Việt Nam nằm trong danh sách “Tổ chức Tư vấn M&A tiêu biểu” tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 - 2020 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 11 năm 2020. Đây là sự ghi nhận cho công ty chúng tôi trong quá trình nỗ lực không ngừng nhằm mang lại giải pháp cho khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau thông qua việc cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng bao gồm tài chính, kinh doanh, tư vấn thuế và tư vấn thương vụ trong thời gian qua.
Dịch vụ tư vấn thương vụ của RSM Việt Nam bao gồm:
Hỗ trợ mua, bán và sáp nhập
Định giá doanh nghiệp
Soát xét tài chính, thuế, pháp lý và hoạt động
Hỗ trợ Bên mua, Bên bán
Hỗ trợ tư vấn hậu sáp nhập
Tái cấu trúc doanh nghiệp
Hỗ trợ thương thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Đối với dịch vụ tư vấn thương vụ tại RSM Việt Nam, chúng tôi luôn tập trung vào tăng cường các giá trị chia sẻ và giúp khách hàng có được sự chuẩn bị vững chắc cho mọi giao dịch, là nền tảng để ra quyết định và tối đa hóa khả năng sinh lợi.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của RSM Việt Nam phân tích một cách thấu đáo và kiểm tra các giả định về tài chính, hoạt động và chiến lược để giúp khác hàng thấy rõ cơ hội và cũng như rủi ro tiềm ẩn trong thời kỳ Covid-19. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng nỗ lực giúp doanh nghiệp thiết lập cấu trúc thương vụ để đảm bảo sự thành công của hoạt động kinh doanh lẫn văn hóa và chiến lược, đồng thời tối đa hóa thành công của thương vụ đầu tư bằng cách thúc đẩy công tác thuế hiệu quả.
RSM Việt Nam luôn linh hoạt đưa ra dịch vụ tư vấn thương vụ chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong giao dịch mua bán và sáp nhập, đặc biệt là đối với các thương vụ trong thời kỳ Covid-19.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: