top of page

Doanh nghiệp năng lượng tái tạo có cần dịch vụ kiểm toán và tư vấn?

"Doanh nghiệp năng lượng tái tạo có cần dịch vụ kiểm toántư vấn?" Đây là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ phân tích những khó khăn mà ngành năng lượng tái tạo gặp phải và những ảnh hưởng của COVID-19 tới ngành này.


Nội dung chính:


kiem-toan-tu-van-cho-doanh-nghiep-nang-luong-tai-tao
Dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay, đe dọa đến an ninh khu vực, toàn cầu và làm suy giảm những thành quả phát triển quan trọng của con người ở hiện tại và tương lai. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu mà tại COP26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow cam kết: “Tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém”. Chính sự cam kết này đã đem lại cơ hội lớn và thúc đẩy các chủ đầu tư chuyển hướng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo – một lĩnh vực mới và đầy tiềm năng. Tuy nhiên vì đây còn là một ngành nghề mới nên về khung pháp lý cũng như các chính sách ban hành còn nhiều bất cập và hạn chế. Chúng tôi – các chuyên gia về tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điện năng, đặc biệt là năng lượng tái tạo có thể giúp đỡ doanh nghiệp và các nhà đầu tư tìm ra hướng đi phù hợp với các chính sách hiện hành.


1. Khó khăn khi áp dụng chính sách về phát triển năng lượng tái tạo

Năm 2020, Việt Nam khá may mắn khi đã bảo đảm đủ điện cho nhu cầu sử dụng, song đến năm 2021, điều này sẽ khó lặp lại vì nguy cơ thiếu điện hiện hữu rõ nét. Do đó, để bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ 2021 trở đi, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ; đẩy mạnh tiết kiệm điện thì việc thúc đẩy phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời là cần thiết và cấp bách.


Tuy nhiên đối với lĩnh vực điện gió, các doanh nghiệp và nhà đầu tư hiện đang gặp những khó khăn về việc khai thác áp dụng chính sách khi mà Quyết định 39/2018/QÐ-TTg hết hiệu lực trước ngày 01/11/2021. Theo đó, giá điện gió trong đất liền được điều chỉnh tăng lên 1.927 đồng/kWh; điện gió trên biển là 2.223 đồng/kWh... Giá điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.


Theo Quyết định có thể hiểu rằng các dự án "về đích" trước thời điểm 1-11-2021 sẽ được hưởng ưu đãi, do vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã nỗ lực đẩy nhanh thi công để kịp tiến độ đề ra. Dù vậy, một chuyên gia về năng lượng tái tạo nhận định, đầu tư vào điện gió để hưởng ưu đãi sẽ đối mặt rủi ro nhất định. Việc đầu tư điện gió khó khăn hơn điện mặt trời rất nhiều, cộng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho nên nhiều dự án đứng trước khả năng chậm tiến độ. Chưa kể, với dự án điện gió đã được bổ sung vào quy hoạch, để có được báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà đầu tư phải có dữ liệu đo gió, ít nhất là mất 12 tháng.

Hiểu được những khó khăn của nhà đầu tư, RSM Việt Nam với những chuyên gia kinh nghiệm dày dặn cùng các mối quan hệ của mình biết được rằng, mới đây, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 đến hết năm 2023; giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp các bộ, ngành tính toán giá mua bán điện áp dụng từ tháng 11-2021 đến hết tháng 12-2023 cho các dự án điện gió và thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung các nội dung này tại Quyết định 39 theo quy định hiện hành... Để biết thêm chi tiết hơn về các sửa đổi này, doanh nghiệp hãy liên hệ với RSM Việt Nam.


2. COVID-19 và ảnh hưởng tới ngành năng lượng tái tạo

Bên cạnh khó khăn về điện gió, đại dịch Covid tưởng chừng như không có ảnh hưởng gì đến ngành điện nói chung và ngành điện năng lượng tái tạo nói riêng nhưng trên thực tế rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã phải cắt giảm 50% sản lượng của mình, thu hẹp sản xuất và không thể trả được lãi ngân hàng. Tuy vậy, khó khăn của người này lại trở thành cơ hội của người khác. Cộng thêm năng lượng tái tạo là một ngành mới mẻ đầy tiềm năng nên có nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.


kiem-toan-tu-van-cho-doanh-nghiep-nang-luong-tai-tao
Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Mặc dù Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và xây lắp các dự án năng lượng tái tạo, song hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn sôi động với hơn 10 thương vụ thu xếp vốn và M&A trong 3 quý vừa qua. Trong đó, có thể kể đến khoản vay được chứng nhận xanh đầu tiên ở Việt Nam giữa Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty cổ phần Phú Yên vào ngày 9/10/2020 trị giá 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời có công suất 257 MW. Bên cạnh đó, sự năng động của các nhà đầu tư Thái Lan là một trong những tác nhân chính làm gia tăng sức nóng cho thị trường M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo năm nay. Một số giao dịch nổi bật trên thị trường thuộc về các nhà đầu tư Thái Lan như Công ty Phát triển năng lượng Gulf, Super Energy Corporation và Tập đoàn Năng lượng Banpu… Tuy nhiên các thương vụ M&A trong lĩnh vực điện năng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng lại có rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp cần được quan tâm. Về vấn đề này RSM có thể hỗ trợ và giúp đỡ cho doanh nghiệp trong các thương vụ mua bán, sáp nhập như trên.



3. Khó khăn khi hoàn thuế VAT trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Ngoài các khó khăn về tình hình kinh tế chung và về pháp lý thì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc hoàn thuế VAT trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Việc các nhà đầu tư bỏ hàng tỷ USD đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo nhưng không được hoàn thuế VAT khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều công ty lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào cho dự án, nhưng từ cuối năm ngoái đến nay liên tục bị trả hồ sơ. Nguyên do là ngành thuế có văn bản yêu cầu hồ sơ xin hoàn thuế phải có giấy phép hoạt động điện lực, tức là dự án đang trong thời gian đầu tư sẽ không được hoàn thuế VAT. Đây có thể là khoản tiền lớn với doanh nghiệp trong lúc này. Đáng lẽ có tiền để làm tiếp dự án thì doanh nghiệp lại phải đi vay với lãi suất cao. Đây là cảnh mà nhiều doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo, thuỷ điện, nhiệt điện tại thời điểm này đang gặp phải. Hiện nay RSM Việt Nam đang và đã hỗ trợ rất tốt các doanh nghiệp, các nhà đầu tư về vấn đề hoàn thuế VAT như trên.


4. RSM Việt Nam có thể giúp gì cho doanh nghiệp và nhà đầu tư năng lượng tái tạo?

RSM Việt Nam có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn về năng lượng tái tạo. Chúng tôi có hơn 400 chuyên gia và nhân viên thường xuyên phục vụ các công ty niêm yết đại chúng, tập đoàn đa quốc gia và cả các doanh nghiệp tư nhân. Các khách hàng lớn của chúng tôi phải kể đến là Công ty CP Điện mặt trời Vĩnh Hảo, Công ty CP Năng lượng Vĩnh Tân, Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam Việt, Công ty CP Đầu tư Xuân Cầu và dự án điện gió T&N. Đây đều là những doanh nghiệp có dự án thành công và chỗ đứng trong lĩnh vực điện năng đặc biệt là năng lượng tái tạo.


Đồng thời RSM Việt Nam hiện đang thực hiện tham vấn cho chính phủ cùng các cơ quan ban ngành về khung pháp lý cũng như các chính sách để giải quyết các vấn đề về năng lượng tái tạo trong nước. Các chuyên gia của RSM Việt Nam rất sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin về các chính sách quy định trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.


RSM Việt Nam là thành viên độc lập và tích hợp với mạng lưới RSM Quốc tế. Mạng lưới RSM Quốc tế, xếp hạng thứ 6 trong số các tập đoàn kiểm toán và tư vấn toàn cầu với thành viên tại 120 quốc gia, 820 văn phòng và hơn 48.000 nhân viên. Với định hướng cốt lõi là trở thành lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp đang phát triển đối với các dịch vụ chất lượng cao và chuyên biệt, RSM Việt Nam hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu thông qua các dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn và dịch vụ thuê ngoài. Chúng tôi hiểu rõ những thách thức mà ngành điện năng lượng tái tạo đang gặp phải và đưa ra cho khách hàng những ý kiến tư vấn xác đáng, hiệu quả nhất. Chúng tôi csm kết đem lại cho doanh nghiệp những giá trị lớn trên con đường chinh phục lĩnh vực năng lượng tái tạo, một lĩnh vực mới mẻ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng tiềm năng trong tương lai.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:




44 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page