top of page

Kế toán giá thành phân bước có tính sản phẩm dở dang

1. Điều kiện áp dụng

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp, thành phẩm của giai đoạn trước là bán thành phẩm cho giai đoạn sau.


2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế sản xuất liên tục

  • Để sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến (bộ phận, bước).

  • Mỗi bước/công đoạn tạo ra bán thành phẩm

  • Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau.

  • Giai đoạn cuối cùng tạo thành phẩm.

3. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành của phương pháp này là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.


4. Trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Khi Doanh nghiệp có nhu cầu bán sản phẩm dở dang ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ giữa các phân xưởng, các bộ phận trong Doanh nghiệp…,phải xác định giá thành bán thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.

  • Bước 1: Căn cứ chi phí phát sinh ở giai đoạn 1, giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn này.

  • Bước 2: Căn cứ giá thành thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 2.

  • Bước 3: Căn cứ giá thành nửa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước (n), giá trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng).



Chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau cho người đọc hiểu rõ hơn về các nội dung nêu trên


Doanh nghiệp ABC sản xuất sản phẩm P trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục là phân xưởng 1 và phân xưởng 2.

Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:

Chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ tại phân xưởng 1: (VND)

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (VLTT): 408.000.000

  • Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): 75.000.000

  • Chi phí sản xuất chung (SXC): 120.000.000

Chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ tại phân xưởng 2: (VND)

  • Chi phí VLTT: 0

  • Chi phí NCTT: 60.000.000

  • Chi phí SXC: 72.000.000

Kết quả sản xuất trong tháng:

  • Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm P chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến. Còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%.

  • Phân xưởng 2 nhận 1.200 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 800 thành phẩm. Còn 400 sản phẩm đang chế biến dở dang mức độ hoàn thành 50%.

Yêu cầu: tính giá thành sản phẩm P theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.


Biết rằng:

  • Hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kỳ.

  • Chi phí NVL phát sinh một lần từ đầu quy trình công nghệ. Các chi phí khác phát sinh dần dần theo mức độ chế biến.

Lời giải


Đánh giá sản phẩm dở dang phân xưởng 1:

• CP VLTT = (0 + 408.000.000) x 500 /(1.200 + 500) = 120.000.000

• CP NCTT = (0 + 75.000.000) x (500 x 60%)/(1.200 + 500 x 60%) = 15.000.000

• CP SXC = 0+ 120.000.000 x (500 x 60%) / (1.200 + 500 x 60%) = 24.000.000


Bảng tính giá thành nửa thành phẩm phân xưởng 1

Sản lượng: 1.200

Đánh giá sản phẩm dở dang giai đoạn 2:

• Chi phí VLTT = 288.000.000 x 400 / (800 + 400) = 96.000.000

• Chi phí NCTT = 60.000.000 x 400/(800 + 400) + 60.000.000 x (400 x50%)/(800 + 400 x 50%) = 32.000.000

• Chi phí SX chung = 96.000.000 x 400 /(800 + 400) + 72.000.000 x (400 x 50%) / (800 + 400 x 50%) = 46.400.000

Bảng tính giá thành thành phẩm P

Sản lượng: 800


38 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page