top of page

Câu hỏi thường gặp về chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Để nắm rõ chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết và một số vấn đề thường gặp liên quan đến lãi vay được trừ đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào trong quy định mới nhất tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, RSM Việt Nam-VP Hà Nội xin được chia sẻ đến quý vị qua bài viết dưới đây.


chi-phi-lai-vay-duoc-tru-doi-voi-doanh-nghiep-co-giao-dich-lien-ket

1. Quy định về chi phí lãi vay được trừ theo quy định của Nghị định 132


Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định thì:

  • Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

  • Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế theo quy định của Nghị định 132 thường được cộng đồng doanh nghiệp gọi tắt bằng thuật ngữ quen thuộc là EBITDA. Biểu thị qua công thức chúng ta sẽ có mức trần chi phí lãi vay được trừ trong kỳ như sau:

Tổng chi phí lãi vay được trừ tối đa = 30% EBITDA = 30%*((Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + (chi phí lãi vay - trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) + chi phí khấu hao))

Trong đó : Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính.


Như vậy so với Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì về mức khống chế tiền lãi vay tại NĐ 132 đã được tăng lên (từ 20% tăng lên 30%), cùng với đó là việc lãi vay vượt mức khống chế sẽ được chuyển sang các năm sau tuy nhiên chỉ được chuyển tối đa liên tục 05 năm. Nếu không chuyển hết sẽ không được chuyển nữa.


chi-phi-lai-vay-duoc-tru-doi-voi-doanh-nghiep-co-giao-dich-lien-ket

2. Một số câu hỏi thường gặp


Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:


Hỏi: Trong kỳ có phát sinh mua bán với bên liên kết nhưng toàn bộ lãi tiền vay là của bên độc lập thì tính như thế nào?


Trả lời: Trường hợp doanh nghiệp có vay của bên độc lập đồng thời có phát sinh giao dịch mua bán với bên liên kết thì phần lãi vay đó vẫn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.


Hỏi: Khi tính EBITDA để tính chi phí lãi vay được trừ trong kỳ có bao gồm thu nhập khác và chi phí khác ?


Trả lời: EBITDA theo quy định của Nghị định 132 không bao gồm thu nhập khác và chi phí khác. Cụ thể, quý vị có thể tham khảo công thức ở trên.


Hỏi: “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.


Vậy giá trị giao dịch liên kết vay được hiểu là giá trị của khoản vay hay giá trị của lãi vay?


Trả lời: Giá trị giao dịch liên kết vay được hiểu là giá trị của lãi vay do lãi vay là khoản tiền lãi/lợi nhuận thực tế phát sinh giữa các bên liên kết trong giao dịch vay vốn. Bên cạnh đó, tại mẫu số 01 (Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết) nộp kèm tờ khai quyết toán thuế TNDN hằng năm, hoạt động tài chính được kê khai trên mẫu này chỉ bao gồm lãi vay, không bao gồm giá trị của khoản vay.


3. RSM có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?


Với kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp lập hơn 300 bộ Hồ sơ và tờ khai xác định giá giao dịch liên kết, kèm theo đó là đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong những vấn đề sau:

  • Hỗ trợ Doanh nghiệp tuân thủ với các quy định về thuế và xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cung cấp cho Doanh nghiệp các công cụ quan trọng để giảm thiểu thời gian và công sức khi giải quyết các câu hỏi của cơ quan thuế khi có thanh tra thuế hoặc thanh tra việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ mức xử phạt có thể bị áp dụng trong trường hợp cơ quan thuế điều chỉnh giá giao dịch liên kết mà doanh nghiệp đã xác định; và

  • Tăng cường việc kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết, bao gồm việc xác định sớm những điều chỉnh cần thiết và các cơ hội lập kế hoạch thuế và xác định giá giao dịch liên kết.






895 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page