top of page

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Xác định giá trong giao dịch liên kết là chủ đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến nghĩa vụ về Thuế của Doanh nghiệp, Tập đoàn đa quốc gia khi kinh doanh tại Việt Nam. Theo quy định, các doanh nghiệp nằm trong diện có giao dịch liên kết đều phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và nộp cho cơ quan Thuế khi được yêu cầu. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị truy thu, xử phạt trong những năm vừa qua do cơ quan Thuế xác định có dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch liên kết. Vậy bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là gì? Nó bao gồm những gì? Nếu quý vị đang tìm hiểu về chủ đề này, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng của bài viết dưới đây.



Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là gì?


Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là bộ tài liệu mà các doanh nghiệp (Chủ yếu là các tập đoàn, các công ty đa quốc gia kinh doanh tại Việt Nam) được cơ quan Thuế yêu cầu phải lập và nộp cho cơ quan Thuế để xác định liệu doanh nghiệp có hành vi chuyển giá hay không? Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 20, Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (hay gọi tắt là “Hồ sơ giao dịch liên kết”) là tài liệu bao gồm Hồ sơ quốc gia (Local File), Hồ Sơ thông tin tập đoàn toàn cầu (Master File) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao (Country-by-Country Report).



Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 20, Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (hay gọi tắt là “Hồ sơ giao dịch liên kết”) là tài liệu bao gồm Hồ sơ quốc gia (Local File), Hồ Sơ thông tin tập đoàn toàn cầu (Master File) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao (Country-by-Country Report).
Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 20, Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (hay gọi tắt là “Hồ sơ giao dịch liên kết”) là tài liệu bao gồm Hồ sơ quốc gia (Local File), Hồ Sơ thông tin tập đoàn toàn cầu (Master File) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao (Country-by-Country Report).



1. Nội dung của Hồ sơ quốc gia bao gồm những gì?


“Hồ sơ quốc gia”, hay tiếng Anh gọi là “Local File” trong các hướng dẫn của UN và OECD, là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.


Nội dung của Hồ sơ quốc gia bao gồm:


1.1 Thông tin về người nộp thuế


Thông tin cơ cấu quản lý và tổ chức, bao gồm sơ đồ tổ chức, danh sách, thông tin tóm lược các chức danh quản lý của tập đoàn mà người nộp thuế phải báo cáo trực tiếp và địa chỉ văn phòng, trụ sở chính của các chức danh này.


Thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của người nộp thuế, bao gồm thông tin về việc người nộp thuế có tham gia hoặc chịu tác động vào quá trình, quyết định tái cơ cấu hay chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản của tập đoàn trong năm kê khai.


Thông tin các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ tương đồng trên thị trường trong nước và quốc tế (các đối thủ cạnh tranh chính).


1.2 Thông tin các giao dịch liên kết


Mô tả về các giao dịch liên kết trọng yếu (ví dụ cung cấp dịch vụ sản xuất, mua hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khoản vay, các bảo lãnh thực hiện và tài chính, nhượng quyền TSVH, v.v…) và bối cảnh mà các giao dịch này được thực hiện.


Giá trị và hóa đơn các khoản thanh toán và được thanh toán trong nội bộ tập đoàn đối với mỗi loại giao dịch liên quan đến công ty con (ví dụ thanh toán và được trả đối với sản phẩm, dịch vụ, bản quyền, lãi vay, v.v…) bị Cơ quan thuế nước ngoài điều chỉnh.


Xác định các bên liên kết liên quan đến các giao dịch liên kết và quan hệ giữa các bên liên kết này. Bản sao các thỏa thuận, hợp đồng giao dịch liên kết; Phân tích chức năng và phân tích so sánh chi tiết đối với người nộp thuế và các bên liên kết đối với mỗi loại giao dịch liên kết, bao gồm bất kỳ thay đổi nào so với năm trước đó.


Thuyết minh phương pháp xác định giá phù hợp nhất liên quan đến các dòng giao dịch liên kết và lý do lựa chọn phương pháp xác định giá đề xuất;


Xác định bên liên kết được lựa chọn xác định giá giao dịch liên kết, và giải trình lý do lựa chọn; Tóm tắt các giả định trọng yếu khi áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất; Giải trình các lý do thực hiện phân tích dữ liệu nhiều năm (nếu có); Danh mục và mô tả các đối tượng so sánh độc lập (đối tượng nội bộ và đối tượng bên ngoài) và thông tin, chỉ số tài chính cần thiết phục vụ phân tích giá chuyển nhượng, bao gồm mô tả về phương pháp tìm kiếm dữ liệu so sánh và nguồn thông tin tìm kiếm; Mô tả các khoản điều chỉnh so sánh đã thực hiện, lý do, tài liệu về kết quả điều chỉnh; Mô tả lý do và diễn giải việc áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất đã tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập; Tóm tắt thông tin về các chỉ số, chỉ tiêu, tiêu chí tài chính định lượng và lý do, diễn giải về việc các chỉ tiêu này được sử dụng trong quá trình áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất; Bản sao các Thỏa thuận APA đơn phương và song phương, đa phương và các thỏa thuận khác về thuế liên quan đến các giao dịch liên kết của người nộp thuế mà Cơ quan thuế Việt Nam không phải là một bên tham gia thỏa thuận, ký kết.


1.3 Thông tin tài chính tập đoàn


Báo cáo tài chính của năm kê khai của người nộp thuế; Thông tin và kế hoạch phân bổ và cách thức sử dụng các dữ liệu tài chính khi áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất; Mô tả tóm tắt về các dữ liệu tài chính có liên quan trong quá trình phân tích so sánh và nguồn dữ liệu; Tóm tắt lý do và giải trình nguyên nhân, kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ từ 03 năm trở lên.


2. Hồ sơ toàn cầu


Hồ sơ toàn cầu” hoặc “Hồ sơ thông tin Tập đoàn toàn cầu”, hay tiếng Anh gọi là “Master File” trong các hướng dẫn của UN và OECD, là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.


Nội dung của hồ sơ toàn cầu bao gồm những gì?

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ minh họa cơ cấu sở hữu; cơ cấu pháp lý của tập đoàn và vị trí địa lý của các công ty con thuộc tập đoàn đang hoạt động.


Thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn

  • Các yếu tố chính và kênh quan trọng tạo lợi nhuận kinh doanh;

  • Mô tả về chuỗi cung ứng của 05 sản phẩm và/hoặc dịch vụ lớn nhất của Tập đoàn tính theo doanh thu và bất kỳ hàng hóa và/hoặc dịch vụ nào chiếm hơn 5% doanh thu Tập đoàn, bao gồm thông tin về thị trường địa lý chính của các hàng hóa, dịch vụ này;

  • Danh sách và mô tả ngắn gọn các thỏa thuận dịch vụ trọng yếu giữa các thành viên của tập đoàn, không gồm các dịch vụ nghiên cứu phát triển (R&D), bao gồm mô tả năng lực của các trụ sở chính (cấp toàn cầu và cấp vùng) cung cấp các dịch vụ quan trọng và các chính sách giá chuyển nhượng để phân bổ chi phí dịch vụ và xác định giá phải trả cho các dịch vụ nội bộ tập đoàn. Tóm tắt và giải trình lý do chính trong trường hợp Tập đoàn tiến hành hoạt động mua sắm và quảng cáo, tiếp thị thông qua các trung tâm mua sắm và trung tâm tiếp thị tập trung;

  • Mô tả các thị trường địa lý chính của các sản phẩm của tập đoàn;

  • Mô tả bằng văn bản về phân tích chức năng đưa ra các đóng góp của trụ sở chính đối với các giá trị do các cơ sở kinh doanh bản địa trong tập đoàn tạo ra, ví dụ các chức năng trọng yếu được thực hiện, các rủi ro trọng yếu phải gánh chịu và các tài sản trọng yếu được sử dụng;

  • Mô tả về các giao dịch tái cơ cấu kinh doanh trọng yếu, các hoạt động mua bán, sáp nhập phát sinh trong năm tài chính.


Thông tin về tài sản vô hình của tập đoàn

  • Mô tả tổng quan về chiến lược chung của MNE với việc phát triển, sở hữu và khai thác TSVH, bao gồm vị trí của các cơ sở nghiên cứu phát triển (R&D) trụ sở chính và vị trí của nơi quản lý R&D;

  • Danh mục các TSVH hoặc nhóm các TSVH của tập đoàn có tác động trọng yếu đối với chính sách giá chuyển nhượng và do các công ty con sở hữu về mặt pháp lý;

  • Danh sách các thỏa thuận quan trọng giữa các bên liên kết liên quan đến TSVH, thỏa thuận đóng góp chi phí, thỏa thuận dịch vụ nghiên cứu cho trụ sở chính và các thỏa thuận cấp giấy phép, nhượng quyền;

  • Mô tả chung về các chính sách giá chuyển nhượng của tập đoàn đối với các hoạt động R&D và TSVH;

  • Mô tả chung về bất kỳ chuyển nhượng lợi ích quan trọng đối với TSVH giữa các bên liên kết trong năm tài chính liên quan, bao gồm thông tin các công ty con, các quốc gia tham gia chuyển nhượng và các khoản thanh toán liên quan.

Các hoạt động tài chính nội bộ tập đoàn

Mô tả chung về cơ chế phân bổ tài chính của tập đoàn, bao gồm các thỏa thuận tài chính, thỏa thuận cấp vốn quan trọng với các bên cho vay độc lập;

  • Thông tin xác định bất kỳ thành viên nào của tập đoàn cung cấp chức năng tài chính, vốn tập trung cho tập đoàn, bao gồm các quốc gia nơi thành lập công ty con và nơi đặt trụ sở điều hành thực tế của công ty con;

  • Mô tả chung về chính sách giá chuyển nhượng của tập đoàn đối với các thỏa thuận tài chính, cấp vốn giữa các bên liên kết.

Kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của tập đoàn

  • Báo cáo tài chính hợp nhất năm kê khai của tập đoàn và các báo cáo, cơ chế tài chính, quản lý nội bộ phục vụ mục đích tính thuế của tập đoàn;

  • thuế suất áp dụng xác định nghĩa vụ thuế tương ứng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên liên kết có giao dịch liên kết với người nộp thuế;

  • Danh sách mô tả ngắn gọn về các thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) đơn phương và các chính sách thuế khác liên quan đến việc phân bổ thu nhập giữa các quốc gia.

Các doanh nghiệp nằm trong đối tượng phải lập hồ sơ toàn cầu


Người nộp thuế có giao dịch liên kết không thuộc trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 11 Nghị định 20 thì đều phải có trách nhiệm lập, lưu giữ và cung cấp Hồ sơ toàn cầu. Người nộp thuế lập và cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia nơi hợp nhất báo cáo tài chính của người nộp thuế tại Việt Nam theo quy định về chế độ kế toán. Trường hợp người nộp thuế là công ty con của nhiều công ty mẹ thuộc các tập đoàn đa quốc gia khác nhau và báo cáo tài chính của người nộp thuế được hợp nhất vào nhiều tập đoàn thì người nộp thuế cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tất cả các tập đoàn này.


3. Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia


Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao” (viết tắt là “Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia”), hay tiếng Anh gọi là “Country by Country Report” (CbC Report) trong các hướng dẫn của UN và OECD, là báo cáo cung cấp thông tin chung về việc phân bổ thu nhập toàn cầu của Tập đoàn đa quốc gia và thuế đã nộp tại các quốc gia của Tập đoàn, được lập theo quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.


Đối tượng nào phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia?


Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam


Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn (18.000) tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.


Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài


Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp Báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại theo biểu mẫu kê khai của Cơ quan thuế nước sở tại hoặc Biểu mẫu kê khai theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.


Đọc thêm bài viết


RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?


Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng với những vấn đề sau:​


  • Hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ quan trọng để giảm thiểu thời gian và công sức khi giải quyết các câu hỏi của cơ quan thuế khi có thanh tra thuế hoặc thanh tra việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ mức xử phạt có thể bị áp dụng trong trường hợp cơ quan thuế điều chỉnh giá giao dịch liên kết mà doanh nghiệp đã xác định;

  • Tăng cường việc kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết, bao gồm việc xác định sớm những điều chỉnh cần thiết và các cơ hội lập kế hoạch thuế và xác định giá giao dịch liên kết.

RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng với những vấn đề sau:​

  • Hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ quan trọng để giảm thiểu thời gian và công sức khi giải quyết các câu hỏi của cơ quan thuế khi có thanh tra thuế hoặc thanh tra việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ mức xử phạt có thể bị áp dụng trong trường hợp cơ quan thuế điều chỉnh giá giao dịch liên kết mà doanh nghiệp đã xác định;

  • Tăng cường việc kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết, bao gồm việc xác định sớm những điều chỉnh cần thiết và các cơ hội lập kế hoạch thuế và xác định giá giao dịch liên kết. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng


Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ (lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm hồ sơ quốc gia, hồ sơ tập đoàn toàn cầu và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, tờ khai giao dịch liên kết)

  • Lập/ soát xét các chứng từ và chính sách hỗ trợ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hoạch định và tái cấu trúc liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ đàm phán trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra về xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cập nhật các quy định về giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết

>>> Xem thêm Dịch vụ tư vấn giá chuyển nhượng Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng.


 Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ (lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm hồ sơ quốc gia, hồ sơ tập đoàn toàn cầu và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, tờ khai giao dịch liên kết)

  • Lập/ soát xét các chứng từ và chính sách hỗ trợ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hoạch định và tái cấu trúc liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ đàm phán trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra về xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cập nhật các quy định về giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết

3.861 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page