top of page

Những điều doanh nghiệp cần biết về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vây, doanh nghiệp cần được hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp một cách chi tiết để tránh được các rủi ro về truy thu thuế, phạt chậm nộp, phạt hành chính,v.v. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ tổng hợp những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết về thuế thu nhập doanh nghiệp.


Nội dung chính:


dich-vu-thue-thu-nhap-doanh-nghiep

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?


Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.


Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

2. Ai là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?


Theo điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:


a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;


b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;


c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;


d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;


đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.


Ai là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Ai là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

3. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp


Theo điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:


1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều này. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều này thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.


2. Thu nhập khác bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;


b) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;


c) Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;


d) Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;


đ) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;


e) Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;


g) Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;


h) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;


i) Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;


k) Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;


l) Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;


m) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.


Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định này;


n) Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;


o) Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.


dich-vu-thue-thu-nhap-doanh-nghiep
Doanh nghiệp cần nắm rõ những lưu ý về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

4. Lưu ý về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp


Doanh nghiệp cần nắm được 5 lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:


Lưu ý ghi nhận doanh thu

- Chú ý về thời điểm ghi nhận doanh thu

- Kiểm tra các nghiệp vụ giá vốn cao hơn doanh thu; có doanh thu mà không có giá vốn và ngược lại;...


Các khoản chi phí không được trừ

Doanh nghiệp cần rà soát lại các khoản chi phí của đơn vị mình xem có đủ hóa đơn, chứng từ; xem có hợp lý hay không


Về thuế suất được hưởng

Thuế suất áp dụng và ưu đãi thuế là một vấn đề lớn mà các Doanh nghiệp cần chú ý khi quyết toán thuế TNDN.


Chuyển chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết từ năm trước

Việc chi phí lãi vay nếu vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao thì phần chi phí lãi vay này sẽ cần được theo dõi cho các năm kế tiếp. Đồng nghĩa với đó là việc phải theo dõi và kết chuyển chi phí lãi vay để tính chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN nếu đủ điều kiện.


Ưu đãi thuế theo Nghị quyết 406/NQ-CP

Nghị quyết 406/NQ-CP đã đưa ra một loạt các ưu đãi về các thuế phí như Thuế TNDN, thuế Giá trị gia tăng, thuế đất….


5. RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?


Doanh nghiệp cần một đối tác năng động để song hành và hỗ trợ trong việc theo dõi, rà soát kịp thời các vấn đề phát sinh cũng như các rủi ro tiềm tàng.

RSM Việt Nam cung cấp hàng loạt các dịch vụ thuế đầy đủ đối với nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp
RSM Việt Nam cung cấp hàng loạt các dịch vụ thuế đầy đủ đối với nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp

Các chuyên gia thuế của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ hữu ích để đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận diện được mọi rủi ro tiềm ẩn về thuế và cơ hội tiết kiệm thuế. Hơn thế nữa, với mối quan hệ công tác nhiều năm với Tổng Cục thuế, các cục thuế địa phương và các cơ quan khác của Chính phủ, chúng tôi còn hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với Chính phủ và cơ quan thuế:


Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Dịch vụ hỗ trợ lập tờ khai quyết toán thuế TNDN;

  • Dịch vụ soát xét thuế chuyên sâu;

  • Dịch vụ tư vấn thường xuyên;

  • Dịch vụ hỗ trợ thanh tra thuế;

  • Dịch vụ tư vấn theo vụ việc;

  • Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 02 lần (DTA);

  • Dịch vụ hỗ trợ quan hệ Chính phủ

Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để cùng tìm hiểu xem các chuyên gia tư vấn thuế của chúng tôi có thể hỗ trợ gì cho công tác tuân thủ thuế TNDN.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:




-------------------------------------------------------------------

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc tham khảo dịch vụ vui lòng liên hệ

​Tầng 25 Tháp A, toà nhà Discovery Complex, số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

​T: 024 3795 5353

14 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page