top of page

Báo cáo kiểm toán độc lập là gì?

Báo cáo kiểm toán độc lập là gì? Báo cáo kiểm toán độc lập được lập như thế nào? Đây là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ phân tích về vấn đề này.


Nội dung chính:


bao-cao-kiem-toan-doc-lap

1. Báo cáo kiểm toán là gì?

Báo cáo kiểm toán là gì? Báo cáo kiểm toán là báo cáo trong đó có trang ý kiến kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính và những nội dung khác theo Hợp đồng kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kiểm toám, Kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.


Như vậy có thể thấy, Báo cáo đã được kiểm toán là báo cáo mà ở đó người đọc có thể biết được tính trung thực, hợp lý các số liệu cũng như các vấn đề trên Báo cáo tài chính.


2. Báo cáo kiểm toán độc lập được lập như thế nào?

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải lập báo cáo kiểm toán theo đúng các hướng dẫn và mẫu báo cáo của chuẩn mực kiểm toán, thay vì theo kiểu tự do. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan gồm chuẩn mực số 700, 705, 706, 710, 720, 800, 805, 810, 1000, 930, 920.


Tùy thuộc phạm vi và tính chất của từng loại kiểm toán mà mẫu ý kiến toán sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau (xem chi tiết trong các chuẩn mực trên)


Đối với kiểm toán báo cáo tài chính (loại kiểm toán phổ biến), thì báo cáo kiểm toán sẽ có 4 loại như sau:


1.Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần

Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.


2.Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần

Là ý kiến này được đưa ra trong trường hợp dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên bị giới hạn công tác kiểm toán, không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.


3. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)

Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định.


4. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến)

Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.


bao-cao-kiem-toan-doc-lap

(Mục 05 của Chuẩn mực VSA 200)

“Để kiểm toán viên có cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định (xem hướng dẫn tại đoạn A28 - A52 Chuẩn mực này)”


Căn cứ vào giải trình như trên có thể hiểu là trong mọi trường hợp không thể khẳng định là báo cáo tài chính chắc chắn sẽ không thể có sai sót trọng yếu được, tuy nhiên, nếu có ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thì khả năng có sai sót trọng yếu sẽ ở mức rất thấp.


3. Sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính được hiểu như thế nào?

(Mục 06 của Chuẩn mực VSA 200)


“Khái niệm về tính trọng yếu được kiểm toán viên sử dụng trong cả giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và trong việc đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) trong báo cáo tài chính (xem các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 và số 450). Nhìn chung, các sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, sai sót đó có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Sự xét đoán về mức trọng yếu cần được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể, trên cơ sở kiểm toán viên hiểu rõ về những thông tin tài chính mà người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, quy mô hoặc bản chất của sai sót, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến đối với tổng thể báo cáo tài chính, do đó, kiểm toán viên không có trách nhiệm phát hiện các sai sót không mang tính trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.”


4. RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

Tại RSM Việt Nam, chúng tôi chỉ sử dụng những nhân sự tốt nhất. Chúng tôi có các nhân viên chuyên nghiệp là các chuyên gia trong các lĩnh vực quan trọng của khách hàng và nhiều người có kiến thức chuyên ngành cao. Đó là lý do tại sao khách hàng có thể chắc chắn rằng khách hàng sẽ nhận được ý kiến tư vấn một cách toàn diện. Nhưng chúng tôi không dừng lại đó. Nhiều Partner của chúng tôi được đánh giá là các nhà lãnh đạo/các cá nhân có tinh thần doanh nhân với niềm đam mê luôn hướng về tương lai. Qua RSM Việt Nam, khách hàng sẽ có cơ hội nhận được các lợi ích từ trình độ chuyên môn và sự hiểu biết của họ. Đây là cam kết chất lượng của chúng tôi.


Để luôn cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao, chúng tôi rất chú trọng đầu tư vào các phương pháp kiểm toán. Chúng tôi luôn chú ý theo dõi chặt chẽ những phát triển công nghệ mới nhất và chia sẻ chúng trên toàn bộ mạng lưới của chúng tôi. RSM Việt Nam đang sử dụng hệ thống phương pháp và phần mềm kiểm toán sử dụng thống nhất toàn cầu của RSM Global.


Một số dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của RSM Việt Nam

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã cung cấp dịch vụ tư vấn về Báo cáo tài chính và kiểm toán cho rất nhiều doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hay lớn, việc nắm vững các tiêu chuẩn kế toán và lập báo cáo tài chính hiện hành là rất quan trọng. RSM Việt Nam sẽ giúp bạn đi trước một bước bằng cách cung cấp báo cáo cùng những lời khuyên chất lượng và phù hợp.

  • Kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết;

  • Kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  • Kiểm toán Báo cáo tài chính;

  • Kiểm toán xây dựng.


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:






149 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page