Bằng chứng kiểm toán là tài liệu quan trọng để chứng minh quá trình kiểm toán các nội dung của doanh nghiệp. Vậy bằng chứng kiểm toán là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những nội dung quan trọng liên quan đến bằng chứng kiểm toán và việc đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm toán để đưa ra những kết luận, kiến nghị kiểm toán. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Bằng chứng kiểm toán là gì?
Hiểu một cách ngắn gọn, bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
Trang Investopia định nghĩa Bằng chứng kiểm toán là "Bằng chứng kiểm toán là thông tin được thu thập để xem xét các giao dịch tài chính của công ty, thực hành kiểm soát nội bộ và các mục khác cần thiết để xác nhận báo cáo tài chính của kiểm toán viên hoặc kế toán viên công chứng (CPA). Số lượng và loại bằng chứng kiểm toán được xem xét thay đổi đáng kể dựa trên công ty được kiểm toán và phạm vi yêu cầu của cuộc kiểm toán."
Bằng chứng kiểm toán bao gồm tài liệu, thông tin chứa đựng tài liệu, sổ sách kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu thông tin khác.
Bằng chứng kiểm toán chính xác nhất cần phải được thu thập bằng các phương pháp kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, xác nhận, tính toán, phân tích, kiểm kê, chọn mẫu…. Theo nó nên nếu thu thập bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính thích hợp (thước đo về chất lượng, độ tin cậy) và tính đầy đủ (thước đo về số lượng) cho mục tiêu kiểm toán.
Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán là phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra những ý kiến của mình về BCTC của đơn vị kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kế hợp giữa thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong một số trường hợp, bằng chứng kiểm toán chỉ có thể thu thập được bằng thử nghiệm cơ bản.
2. Các yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự "đầy đủ" và tính "thích hợp" luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
“Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Thông thường kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu. Đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ; Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát; Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra; Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước; Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện; Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin.
Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể.
Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc:
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong;
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
-Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp;
- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.
Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này kiểm toán viên có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, nếu bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì kiểm toán viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.
3. Các phân loại bằng chứng kiểm toán
Nếu chúng ta xét trên các bằng chúng khá nhau với mỗi loại bằng chứng có độ tin cây khác nhau, mức độ tin cậy của bằng chứng là yếu tố tin cậy để thu thập bằng chứng sử dụng chúng một cách tốt nhất và hợp lý nhất. Bằng chứng có chính xác không có thể phụ thuộc vào nguồn gốc ở bên trong hay ngoài doanh nghiệp với những hình thức và hình ảnh, tài liệu hoặc lời nói và từng trường hợp cụ thể. Để giúp kiểm toán viên xác định độ tin cây một cách hợp lý nhằm thu thập sử dụng bằng chứng thuận lợi. Theo đó nên với vấn đề phân loại bằng chứng là hết sức quan trọng, nó giúp kiểm toán viên có thể tìm được những bằng chứng có độ tin cậy cao nhằm giảm bớt những rủi ro kiểm toán cũng như giảm bớt chi phí kiểm toán. Việc phân loại có thể tiến hành theo các cách sau:
3.1 Bằng chứng kiểm toán phân loại theo nguồn gốc
Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên phát hiện và khai thác cụ thể các bằng chứng này thường do kiểm toán viên thu thập trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán qua việc quan sát vật chất, điều tra, quan sát, tính toán lại… và các bằng chứng kiểm toán do khách hàng phát hiện và cung cấp cụ thể như các bằng chứng thuộc loại này thường bao gồm các chứng từ, ghi chép, báo cáo kế toán; chế độ quản lí, quy chế tại đơn vị, các biên bản giải trình,…
Bằng chứng kiểm toán do các bên thứ ba có quan hệ độc lập với đơn vị được kiểm toán cung cấp: gồm các biên bản, tài liệu xác nhận, các chứng từ kế toán do các đơn vị bên ngoài phát hành, bằng chứng do chuyên gia cung cấp…
3.2 Bằng chứng kiểm toán phân loại theo hình thức
Các chứng từ kế toán.
Các văn bản, báo cáo của bên thứ ba có liên quan.
Các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán nội bộ.
Giải trình của các nhà quản lí và các cán bộ nghiệp vụ trong đơn vị.
Các ghi chép kế toán và các ghi chép khác của đơn vị.
Các tài liệu kiểm kê thực tế.
Các biên bản làm việc có liên quan (với ngân hàng, các cơ quan tài chính, hải quan, thuế,…)
Các hợp đồng kinh doanh, các kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt.
Các tài liệu tính toán lại.
Các tài liệu dưới những hình thức khác.
3.3 Phân loại theo thủ tục kiểm toán:
Dạng bằng chứng phỏng vấn
Bằng chứng tính toán
Bằng chứng kiểm tra
Bằng chứng quan sát
Bằng chứng phân tích
Độ tin cậy của các bằng chứng tăng dần từ trên xuống dưới. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục:
Ta thấy các bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành vì lí do này nên việc kiểm toán viên cần phải xem xét mức độ tin cây của chúng. Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng. Theo cách này bằng chứng được phân loại như sau:
Để tìm ra các loại bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn thì ta thấy đây là loại bằng chứng do kiểm toán viên tiến hành thu thập Dựa trên các phương thức như kiểm kê, đánh giá và quan sát và bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính sác và đầy đủ. Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Để có dược những bằng chứng thuyết phục từng phần thì bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Như vậy nên ta thấy chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực. Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.
Bằng chứng không có giá trị thuyết phục: là bằng chứng không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về việc kiểm toán. Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị.
3.4 Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng
Như chúng ta đã biết thì với độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc cụ thể như với các bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm có các dạng bằng chứng vật chất như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.
Theo như những phân tích đã đưa ra ta thấy có các loại bằng chứng được thu thập có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết định độ chính xác và rủi do trong ý kiến của kiểm toán viên. Từ đó có thể thấy sự thành công cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào viêc thu thập và sau đó đánh giá bằng chứng của kiểm toán viên. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra một nhận định chính sác về đối tượng cần kiểm toán.
Căn cứ dựa trên các chuẩn mực Kiểm toán số 500 có quy định cụ thể đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp và bám theo đó để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Thông qua đó ta có thể thấy một ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động cùa kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung ( Trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán).
Kết luận
Trên đây là thông tin húng tôi cung cấp về nội dung “Bằng chứng kiểm toán là gì? Cách phân loại bằng chứng kiểm toán “ và các thông tin kinh tế tài chính khác có liên quan, hi vọng những thông tin trên đây chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Về dịch vụ kiểm toán, bên cạnh những tên tuổi đã quá quen thuộc với đa số khách hàng như KPMG, Deloitte thì RSM nổi lên như một đối tác tin cậy về dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp tầm trung. RSM Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán và đảm bảo được thiết kế giúp khách hàng tăng cường tính trung thực và độ tin cậy thông tin tài chính. Các thông tin này được nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan sử dụng. Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của RSM Việt Nam hướng đến chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo độ tin cậy cao.
------------------------------------------------------------
Liên hệ với chúng tôi
Văn phòng RSM Hà Nội - Tầng 25 Tháp A, toà nhà Discovery Complex, số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
T: 024 3795 5353
Comments