top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Việc kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính. Vì vậy, tiêu chuẩn và điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cũng rất khắt khe và đã được luật hóa. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ phân tích những tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận và cách RSM Việt Nam có thể hỗ trợ các doanh nghiệp có lợi ích công chúng.


Nội dung chính:


kiem-toan-cho-don-vi-co-loi-ich-cong-chung

1. Thế nào là đơn vị có lợi ích công chúng?

Theo Điều 5, Luật kiểm toán độc lập 2011:

Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng.

2. Tiêu chuẩn kiểm toán viên

Theo Điều 14, Luật kiểm toán độc lập 2011, tiêu chuẩn của kiểm toán viên được quy định như sau:


- Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.


- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.


3. Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề

Theo Điều 18 của Luật kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên hành nghề có những nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

  • Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;

  • Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

  • Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

  • Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;

  • Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;

  • Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;

  • Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;

  • Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;

  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận cho đơn vị có lợi ích công chúng

Đối với hoạt động kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, cần chú ý tới hai khái niệm: kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, kì chấp thuận và đơn vị có lợi ích công chúng.


Theo Nghị định số 84/2016/NĐ-CP, tiêu chuẩn, điều kiện cho KTV hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng được quy định như sau:

Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.

“Kỳ chấp thuận” là kỳ mà tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.


Như vậy có thể thấy để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, kiểm toán viên hành nghề cần phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu và điều kiện khắt khe. Điều này giúp cho việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và đáp ứng yếu tố minh bạch, độc lập, đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán.



kiem-toan-cho-don-vi-co-loi-ich-cong-chung

5. RSM Việt Nam – Đối tác kiểm toán tin cậy cho các doanh nghiệp có lợi ích công chúng


RSM Việt Nam là thành viên của hãng RSM Global, do đó chúng tôi có sự liên kết quốc tế khi tiến hành kiểm toán các khách hàng có trụ sở chính và các công ty thành viên nằm tại các quốc gia khác nhau. RSM Global có mặt tại 123 quốc gia trên toàn thế giới với 860 văn phòng trải khắp Châu Mỹ, Châu Âu, MENA và Châu Á Thái Bình Dương…


Chúng tôi áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro tối ưu (RSM Orb) và cam kết đảm bảo tính chính trực, độc lập và hành vi đạo đức nghề nghiệp.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:






32 lượt xem

Comentarios


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page