top of page

7 yêu cầu riêng biệt đối với kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp niêm yết

Kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp niêm yết là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam còn ở giai đoạn non trẻ với nhiều biến động. Hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều phức tạp, tạo nên không ít khó khăn cho công tác quản lý. Với số lượng các công ty niêm yết ngày càng gia tăng thì việc giám sát tình hình hoạt động của các công ty này thông qua báo cáo tài chính lại càng trở nên cần thiết. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ phân tích những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt đối với báo cáo tài chính cho doanh nghiệp niêm yết.


Nội dung chính:



I. Yêu cầu về công bố thông tin định kỳ của tổ chức đại chúng, công ty niêm yết quy mô lớn


Theo TT 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán:


1. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và công bố các nội dung khác theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.


2. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.


a) Báo cáo tài chính bán niên phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, trình bày số liệu tài chính trong 06 tháng đầu năm tài chính của công ty, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Báo cáo tài chính bán niên phải được soát xét theo Chuẩn mực về công tác soát xét báo cáo tài chính. Toàn văn báo cáo tài chính bán niên phải được công bố đầy đủ, kèm theo ý kiến kiểm toán và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính bán niên được soát xét có kết luận của kiểm toán viên là không đạt yêu cầu;


b) Thời hạn công bố báo cáo tài chính bán niên:

Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính.


Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính bán niên trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc báo cáo tài chính bán niên tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, báo cáo tài chính bán niên hợp nhất, báo cáo tài chính bán niên tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính bán niên khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.


3. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).


a) Báo cáo tài chính quý phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Toàn văn báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có) phải được công bố đầy đủ, kèm theo ý kiến kiểm toán và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) có kết luận của kiểm toán viên là không đạt yêu cầu;


b) Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý:

Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét.

Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất hoặc báo cáo tài chính quý tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất, báo cáo tài chính quý tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính quý khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.


kiem-toan-cong-ty-niem-yet
Báo cáo tài chính của công ty niêm yết có những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt

II. Đặc điểm và yêu cầu riêng biệt đối với báo cáo tài chính cho doanh nghiệp niêm yết

  • Đối tượng quan tâm đến BCTC của các công ty niêm yết rất đa dạng vậy nên yêu cầu về độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp này là rất cao;

  • Các công ty niêm yết đến từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau nên các thông tin trình bày trên BCTC cũng như những kết cấu các bộ phận đặc thù trên BCTC cũng khác nhau;

  • Công ty niêm yết là công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên TTCK nên số lượng cổ đông của công ty rất lớn và biến động liên tục. Bởi vậy việc theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ chi tiết về vốn chủ sở hữu theo đối tượng cụ thể trên sổ sách kế toán rất khó khăn;

  • Một số chỉ tiêu tài cính chỉ xuất hiện trên sổ sách kế toán và BCTC của các công ty cổ phần nói chung và công ty niêm yết nói riêng như: chỉ tiêu “thặng dư vốn cổ phần”, chỉ tiêu “cổ phiếu quỹ” (trên bảng cân đối kế toán); chỉ tiêu “lãi cơ bản trên một cổ phiếu” (trên báo cáo kết quả kinh doanh); một số nội dung đặc thù trên báo cáo tăng giảm vốn chủ sở hữu (trên thuyết minh BCTC) …;

  • Các công ty niêm yết có nhiều cổ đông và thay đổi liên tục nên sẽ ảnh hưởng tới việc điều hành công ty kéo theo sự phức tạp trong phân phối lợi nhuận.

  • Các công ty niêm yết thường có quy mô lớn và hoạt động đa ngành nghề, dịch vụ và tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro như đầu tư tài chính, vậy nên trong các công ty niêm yết luôn có nhiều mối quan hệ tài chính phức tạp . Điều này dẫn đến khó khăn khi theo dõi và xác định các bên liên quan và khó khăn khi hợp nhất BCTC;

  • BCTC phải đảm bảo yêu cầu của thị trường chứng khoán như: thông tin BCTC phải công bố theo từng quý và thời gian công bố nghiêm ngặt hơn so với các doanh nghiệp thông thường; BCTC phải kiểm toán hàng năm và phải được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán; BCTC phải được lập trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực kế toán hoặc các chuẩn mực lập BCTC đối với công ty niêm yết; tuy nhiên mỗi thị trường chứng khoán lại có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Do những đặc điểm và tính chất quan trọng của BCTC công khai của công ty niêm yết mà yêu cầu đối với doanh nghiệp kiểm toán cũng chặt chẽ hơn. Vì vậy, hàng năm Ủy ban chứng khoán đều tiến hành kiểm tra, rà soát và công bố các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán BCTC. RSM Việt Nam là một trong những công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.


III. Dịch vụ Kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết của RSM Việt Nam


Kinh nghiệm làm việc của RSM Việt Nam

Bộ phận kiểm toán cho công ty niêm yết của RSM Việt Nam với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong nhiều ngành nghề sẽ giúp cho khách hàng có được trải nghiệm dịch vụ kiểm toán tốt nhất. Các cuộc thảo luận trực tiếp trong suốt quá trình kiểm toán là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề chính. Ban lãnh đạo RSM Việt Nam sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng trong suốt quá trình trước và sau cuộc kiểm toán để nắm bắt kịp thời các khó khăn mà khách hàng đang gặp phải cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.

Các giá trị gia tăng RSM Việt Nam mang lại

RSM Việt Nam thường xuyên tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu chuyên sâu với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch HOSE, HNX. Điều này giúp chúng tôi duy trì mối quan hệ bền vững với các cơ quan trên và có thể cung cấp các thông tin chuyên sâu một cách nhanh chóng về các thay đổi sắp tới có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.


Bằng cách nào chúng tôi có thể giúp và hỗ trợ khách hàng?

Khi bắt đầu cuộc kiểm toán, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu về hoạt động cũng như môi trường kinh doanh của khách hàng. Dựa trên việc nghiên cứu này và những kinh nghiệm liên quan với các khách hàng tương tự, nhóm kiểm toán sẽ xây dựng kế hoạch phù hợp nhất để tập trung vào các vấn đề trọng yếu mà khách hàng đang gặp phải. Các đối tác và khách hàng của chúng tôi có thể trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo và đội ngũ chuyên gia của RSM Việt Nam để kịp thời hỗ trợ các giao dịch phức tạp hoặc bất thường.

Chúng tôi áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro tối ưu (RSM Orb) và được khẳng định bởi cam kết của chúng tôi đối với tính chính trực, độc lập và hành vi đạo đức nghề nghiệp.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:






55 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page