top of page

FDI là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp FDI

FDI là gì, hay doanh nghiệp FDI là một thuật ngữ rất phổ biến và quan trọng trong các mảng thông tin kinh tế, tài chính. Hãy cùng chúng tôi đời giải đáp những câu hỏi xung quanh chủ đề này.


1. FDI là gì?

FDI là viết tắt cả Foreign Direct Investment - dịch sang tiếng Việt là Tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngòai. Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên, cổ đông. Cụ thể, doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Từ đây, chúng ta có thể nghe rất nhiều tới "vốn FDI", hoặc "công ty FDI" đều xoay quanh vấn đề này.


Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.


Hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2021 cho biết, khu vực FDI có 18.762 doanh nghiệp, trong đó có 16.455 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng 60,7%.


Tỉnh, thành phố nào tại Việt Nam thu hút vốn FDI nhiều nhất?

Theo Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022, top 10 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước gồm có: TP. HCM, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang và Nghệ An.


Top 10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm 2022
Top 10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm 2022

Trong đó, Nghệ An thu hút dòng vốn FDI với tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh tăng thêm đạt 883,04 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2022.


2. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI

Hoạt động đầu tư của FDI dựa trên quy định tại Luật Đầu tư 2020 hiện đang có các điểm sau:

  1. Tổ chức kinh tế FDI phải đáp ứng các điều kiện và tiến hành thủ tục đầu tư theo quy định khi muốn đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới.

  2. Ngoài việc thành lập tổ chức kinh tế mới, FDI cũng có thể tham gia đầu tư thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế khác.

  3. Đối với các trường hợp tổ chức kinh tế FDI muốn thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh), có một số điều kiện cần được xác định:

  • Trường hợp tổ chức kinh tế là công ty hợp danh, thì cần có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

  • Trường hợp tổ chức kinh tế không phải công ty hợp danh, thì cần đảm bảo tổ chức kinh tế đó hoặc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

  • Trường hợp tổ chức kinh tế không thuộc các điểm quy định tại các điểm a, b và c, thì họ sẽ thực hiện thủ tục và điều kiện đầu tư tương tự như nhà đầu tư trong nước khi muốn thành lập tổ chức kinh tế mới hoặc tham gia thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế khác.

  • Đối với tổ chức kinh tế FDI đã được thành lập tại Việt Nam và muốn thực hiện một dự án đầu tư mới, họ có thể tiến hành thủ tục đầu tư cho dự án đó mà không bắt buộc phải thành lập một tổ chức kinh tế mới.

Thành lập tổ chức doanh nghiệp FDI

Căn cứ vào quy định của Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP liên quan đến việc thành lập tổ chức FDI, ta có các điểm sau đây:

  1. Trừ khi có quy định khác tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo các thủ tục sau: a. Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện các bước sau đây:

    • Chấp thuận chủ trương đầu tư.

    • Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án mới.

    • Tiến hành thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện các bước sau đây:

  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu dự án chưa được cấp) hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu dự án đã có giấy chứng nhận).

  • Tiến hành thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Quy trình, hồ sơ, và thủ tục để thành lập tổ chức kinh tế được tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc các pháp luật khác liên quan đến từng loại hình tổ chức kinh tế.

Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế này có thể thực hiện việc góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.


Căn cứ Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập tổ chức FDI như sau: - Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

+ Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.


+ Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.


Dịch vụ của RSM Việt Nam dành cho doanh nghiệp FDI

RSM Việt Nam tự hào cung cấp dịch vụ đa dạng dành cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. RSM Việt Nam có nhiều chuyên gia với sự hiểu biết sâu sắc về chuẩn mực kế toán và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, thuế nội địa, thuế quốc tế, hải quan, bảo hiểm, lao động… Mặt khác, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng các khách hàng và đối tác trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, chúng tôi có những kiến thức tổng hợp và chuyên sâu để đưa ra các lời khuyên đúng đắn cho khách hàng. RSM Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập với độ tin cậy cao về báo cáo tài chính được lập bởi khách hàng.

RSM Việt Nam tự hào cung cấp dịch vụ đa dạng dành cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
RSM Việt Nam tự hào cung cấp dịch vụ đa dạng dành cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Các giá trị gia tăng RSM Việt nam mang lại

Thông qua dịch vụ kiểm toán, chúng tôi sẽ trao đổi các tư vấn liên quan đến kế toán, thuế, tuân thủ và hệ thống kiểm soát nội bộ… Do đó góp phần giúp khách hàng liên tục cải thiện hệ thống và ngăn ngừa rủi ro trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật cho khách hàng về thay đổi của luật định, các cảnh báo rủi ro liên quan thông qua thư điện tử, hội thảo, báo cáo phân tích chuyên sâu.

78 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page