top of page

Đại diện tổng cục thuế lý giải về vấn đề chậm hoàn thuế VAT

Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đang than phiền về sự chậm trễ trong hoàn thuế VAT, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan thuế đưa tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào diện rủi ro và thực hiện “kiểm tra trước, hoàn thế sau. Để lý giải cho vấn đề này, Đại diện của Bộ tài chính đã đăng đàn trả lời.


Tổng cục Thuế cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, cơ quan thuế ban hành 9.990 quyết định tương ứng số thuế hoàn 71.825 tỷ đồng, bằng 39% so với kinh phí hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt và thấp hơn cùng kỳ.


Từ tháng 6/2023, số thuế hoàn tăng tới 43% so với bình quân 5 tháng đầu năm 2023 và tăng 8% so với cùng kỳ sau khi ngành thuế tháo gỡ vướng mắc trong hoàn thuế và thực hiện Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.


Theo Tổng cục Thuế, trong thời gian vừa qua, ngành thuế triển khai đồng bộ công tác điện tử hóa, số hóa công tác quản lý thuế. Đối với công tác hoàn thuế VAT, ngành thuế áp dụng hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế VAT thuộc diện "hoàn trước - kiểm sau" khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế.


Thống kê tỷ lệ hoàn thuế VAT trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023
Thống kê tỷ lệ hoàn thuế VAT trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023

Theo bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế): "Vai trò của chính người nộp thuế trong quá trình hoàn thuế rất quan trọng. Đó là phải hoàn chỉnh hồ sơ và hồ sơ phải hợp lệ đáp ứng đúng yêu cầu quy định của pháp luật về đề nghị hoàn thuế trước khi gửi bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật".


Để xác định hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước hay kiểm tra trước hoàn, theo bà Hải, bên cạnh các hồ sơ hoàn thuế lần đầu, hồ sơ bị xử phạt hành vi trốn thuế trong vòng hai năm thuộc diện kiểm tra trước hoàn, đối với các hồ sơ còn lại, ngành thuế căn cứ trên các hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, các thông tin về tình trạng thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh, lịch sử tuân thủ pháp luật thuế và các thông tin trong cơ sở dữ liệu lớn hoá đơn điện tử (big data) của ngành thuế.


Hiện tại, quy định của pháp luật về thuế, cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế trên cơ sở xem xét xử lý thủ tục hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan thuế theo nguyên tắc “tự khai, tự chịu trách nhiệm”.

Nhiều doanh nghiệp đang điêu đứng do chậm hoàn thuế VAT
Nhiều doanh nghiệp đang điêu đứng do chậm hoàn thuế VAT

Tại tọa đàm "Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới" do cổng Thông tin chính phủ tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn - phó tổng thư ký, trưởng ban pháp chế (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - cho biết hiện nhiều doanh nghiệp đang khốn khổ vì bị chậm hoàn thuế VAT, có doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn.


"Có doanh nghiệp sản xuất nội địa có hàng xuất khẩu gần 100 thị trường trên thế giới gửi cả bộ hồ sơ đến VCCI nói họ rất khốn khổ do bị chậm hoàn thuế VAT.


Việc hoàn thuế trục trặc vì ngành thuế cho rằng một doanh nghiệp trong chuỗi của doanh nghiệp này chuyển trụ sở hay trụ sở không rõ ràng gì đó nên họ được đưa vào diện xét duyệt, phải xác minh thay vì hoàn trước kiểm sau như trước đây.


Quá trình xác minh có thể mất rất nhiều tháng và không biết khi nào có thể xong" - ông Tuấn nói.


Chính phủ và đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo cần giải quyết nhanh các vướng mắc về hoàn thuế VAT. Còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu mở phiên điều trần việc chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất kỳ vọng phiên điều trần này sớm diễn ra để có thể nói rõ thực trạng cũng như nỗi lòng của mình.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau đó hỏi hiện nay tổng số tiền hoàn thuế chưa hoàn là bao nhiêu tiền. Phó tổng cục thuế sau đó chưa có câu trả lời.

Ông Huệ nhấn mạnh hiện nay Quốc hội có nghị quyết chung, Chính phủ đã có chỉ đạo. Đây là trách nhiệm của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. Quốc hội, Chính phủ không làm thay. Ông nhấn mạnh chống gian lận, chống sai sót nhưng không phải vì thế mà làm trì hoàn việc hoàn thuế của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn mà tiền của doanh nghiệp lại không hoàn, kéo dài vài năm.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu một phiên điều trần giữa đại diện ngành Thuế và doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc về việc hoàn thuế VAT
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu một phiên điều trần giữa đại diện ngành Thuế và doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc về việc hoàn thuế VAT

"Nếu đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp thì có thể sống được không? Đây là vấn đề rất bức xúc đã được báo chí, cử tri nói nhiều, Quốc hội cũng đã có nghị quyết", ông Huệ nói. Ông đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần giám sát, tổ chức phiên giải trình vấn đề này.


“Giờ này còn bao nhiêu nợ đọng chưa hoàn, cũng không nói được thế nào. Doanh nghiệp nộp thuế đầu vào đương nhiên phải được hoàn thuế đầu ra. Đây là nghĩa vụ của Nhà nước chứ người ta không xin xỏ gì. Đây là tiền của người ta và quỹ để hoàn năm nào Quốc hội cũng bố trí. Đấy là tiền của người ta mà trì trệ thế này. Thủ tục không đúng thì Nhà nước phải hướng dẫn. Ai sai, ai vi phạm pháp luật đề nghị xử lý. Cán bộ thuế sai phải xử lý cán bộ thuế”, ông Huệ nêu thêm.


Nguồn: Tổng hợp

14 lượt xem

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page