top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Sản xuất công nghiệp khởi sắc và phục hồi nhanh đầu năm 2022

Trong những tháng đầu năm 2022, ngành sản xuất của Việt Nam đã có tín hiệu tốt và trên đà phục hồi. Điều này đã góp phân làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư, bên cạnh yếu tố mở cửa thị trường và sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm tăng trưởng mạnh mẽ và khởi sắc của lĩnh vực công nghiệp.


nganh-cong-nghiep-san-xuat-tai-Viet-Nam

Xu hướng phát triển theo chuỗi giá trị

Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chỉ số xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. So với cùng kì năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2%. Trong đó phải kể đến điện thoại và linh kiện là nhóm ngành có mức tăng trưởng ấn tượng 13%, chiếm 16,8% và đạt 35,7 tỷ USD.


Đáng chú ý, nhóm ngành điện tử, máy tính và linh kiện vẫn duy trì được đà tăng trưởng từ năm ngoái và bứt phá vượt lên nhóm ngành hàng dệt may kể từ năm 2019 đến nay. Tỉ trọng của kim ngạch xuất khẩu dệt may và giày dép giảm so với năm ngoái xuống còn 10% và 6%. Điều này cho thấy nhóm ngành xuất khẩu chủ lực đang chuyển dần từ hàng giá trị gia tăng thấp sang những sản phẩm có giá trị cao hơn như điện tử và linh kiện. Có thể nói rằng tỉ trọng sản xuất – xuất khẩu đã cho thấy sự thay đổi của định hướng ngành công nghiệp.


Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá trị của ngành sản xuất và chế tạo ghi nhận sự tăng trưởng 16,45% so với cùng kỳ, chiếm 53,4% tổng vốn. Lượng vốn FDI đã đạt mức 11,83 tỷ USD với 402 dự án được phê duyệt. Trong sự chuyển dịch theo chuỗi giá trị này, ngành thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất (19,29% tổng vốn), tiếp theo là điện tử và máy tính (17,14%) và sau đó là giấy nhựa (14,66%) và cao su (13,54%). Ngành may mặc và thực phẩm chỉ ghi nhận vốn đầu tư dưới 4% mỗi ngành.


Có thể thấy sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng với đó là lực lượng lao động trẻ và các chính sách ưu đãi của Chính phủ đã đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất hấp dẫn bậc nhất Châu Á.


nganh-cong-nghiep-san-xuat-tai-Viet-Nam

Sự phân hóa về ngành công nghiệp giữa hai miền

Miền Bắc đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nhóm ngành thiết bị điện tử. Số vốn FDI đăng ký mới đổ vào miền Bắc đạt mức cao nhất cả nước ở mức 3,99 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021. Thiết bị điện đang dẫn đầu các ngành hàng với mức đầu tư chiếm tỷ trọng 18%, sau đó là máy tính và điện tử với 16%. Một điểm đáng chú ý khác đó là trong 9 tháng đầu năm, 4 trên 5 dự án đầu tư lớn vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là từ nhóm ngành có giá trị gia tăng cao.


Bức tranh tình hình sản xuất ở phía Nam lại có chiều hướng khác so với miền Bắc. Các dự án đầu tư tại miền Nam trong 9 tháng đầu năm có quy mô vốn nhỏ hơn, tập trung cho các ngành sản xuất, chế tạo truyền thống. Các lĩnh vực nhựa và cao su, thực phẩm, giấy và may mặc được phân số nguồn vốn FDI đăng kí mới một cách đồng đều ở mức 2-3%.


Thực phẩm và đồ uống là ngành nhận được tổng vốn đầu tư lớn nhất với KCN Protrade Bình Dương nhận 78 triệu USD từ IDL Coffee Holdings và KCN Becamex Bình Phước nhận trên 36 triệu USD. Sau đó là ngành sản phẩm từ kim loại và giấy, mỗi ngành nhận được 60 triệu USD vốn đầu tư tại 2 khu công nghiệp Minh Hưng, Bình Phước và Lộc An-Bình Sơn, Đồng Nai. KCN Thành Công, Tây Ninh nhận 48 triệu USD cho ngành dệt may từ Top Sports Textiles.


Quá trình hiện đại hóa của nền công nghiệp Việt Nam sẽ được thúc đẩy dựa trên việc phát triển các ngành hàng trong chuỗi giá trị. Các chuyên gia chỉ ra rằng lĩnh vực sản xuất có thể tăng trưởng đến 16% vào năm 2030 nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu triển khai phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, công nghệ mới có thể góp phần làm tăng thêm 7-14 tỷ USD cho lĩnh vực này trong tương lai.


5 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page