top of page

Ngành năng lượng tại Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã đem đến nhiều thách thức và khó khăn nhưng Việt Nam vẫn duy trì những kết quả ấn tượng như nền kinh tế tăng trưởng dương và xuất nhập khẩu về đích ngoạn mục. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam quyết tâm chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo hướng nội lực và tăng cường hợp tác.


kiem-toan-nganh-nang-luong

Những kết quả nổi bật của ngành năng lượng

Nhờ có các chính sách khuyến khích của Chính phủ, ngành năng lượng tái tạo đã có sự phát triển đáng chú ý tại Việt Nam với những con số ấn tượng: tổng công suất đặt các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW tính đến năm 2021, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống (76.620 MW), sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã đạt 31,508 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.


Những cơ chế hợp tác đa phương như Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực năng lượng. Năm nhóm công tác kỹ thuật mới sẽ bao gồm: Quy hoạch chiến lược ngành điện; Năng lượng tái tạo; Tích hợp lưới điện và Hạ tầng lưới điện; Hiệu quả năng lượng và Thị trường năng lượng.


Chuyển dịch để phát triển bền vững

Theo tinh thần của Nghị quyết 55, sắp tới Luật Dầu khí sẽ được sửa đổi và các luật chuyên ngành về điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng sẽ được hoàn thiện. Cùng với đó, Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia sẽ được Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai.


Tiềm năng phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều lợi thế về tự nhiên và tiềm năng để phát triển năng lượng xanh, sạch. Bên cạnh đó, với sự chủ động trong định hướng dài hạn của Chính phủ, cơ hội để phát triển năng lượng xanh lại càng trở nên rộng mở hơn. Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề tái cấu trúc ngành điện và ngành năng lượng cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu cũng như nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 3.


Trong bối cảnh Việt Nam đồng thời phải giải quyết các khó khăn trong đảm bảo an ninh năng lượng để giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện, Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 11/02/2020 đã thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.


kiem-toan-nganh-nang-luong

Việt Nam – Trung tâm khu vực về năng lượng tái tạo

Theo Ngân hàng Thế giới, công suất điện mặt trời của Việt Nam được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500 megawatt (MW) được tạo ra vào năm 2020. Tính trên toàn cầu năm 2020, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt điện mặt trời nhiều nhất.


Tiềm năng điện mặt trời lớn và sự cam kết của Chính phủ cho các mục tiêu năng lượng xanh là cơ hội cho Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng 311 gigawatt (GW).


Nếu Việt Nam duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng năng lượng tái tạo, vị trí của chúng ta sẽ tăng cao trong bảng xếp hạng và có thể vượt cả Úc và Ý về các giải pháp năng lượng tái tạo. Tiềm năng điện gió và điện mặt trời của Việt Nam là cực kì rộng lớn và được đánh giá là tuyệt vời với 8,6% diện tích đất thích hợp cho các trang trại điện gió lớn (theo Ngân hàng Thế giới). Với lộ trình điện gió ngoài khơi của Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam, Việt Nam có thể tăng công suất điện gió ngoài khơi từ 1GW lên 5-19GW và công suất điện gió trên bờ từ 1,26GW lên 17,34GW vào năm 2030. Từ đây, Việt Nam có thể tạo ra khoảng 60 tỉ USD tổng giá trị gia tăng (GVA) cho đất nước.


Vào năm 2018, công suất điện mặt trời của Việt Nam đã tăng từ 86MW lên khoảng 16.500MW. Với con số đó, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất. Năm 2020, hệ thống điện mặt trời cung cấp khoảng 10,6TWh điện vào, chiếm gần 4% tổng sản lượng.


Năm 2030, điện mặt trời áp mái sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất điện mặt trời của Việt Nam. Các nhà đầu tư quốc tế sẽ khó có thể bỏ qua triển vọng phát triển điện mặt trời đầy hứa hẹn tại Việt Nam.


22 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page