top of page

Kiểm toán năng lượng được pháp luật quy định như thế nào đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Kiểm toán năng lượng là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 thì kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau:

Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng


2. Các yêu cầu kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm


Các yêu cầu kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định tại Điều 34 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010, cụ thể:

  1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

  2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

  • Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

  • Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.


3. Cách kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như thế nào?


Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP thì nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm:

  • Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.

  • Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

  • Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

  • Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

  • Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng thì quy trình thực hiện kiểm toán như sau:

  1. Cơ sở có trách nhiệm 3 năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung Báo cáo kiểm toán năng lượng của cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

  2. Kết quả kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán năng lượng, bao gồm số liệu khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở, phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.

  3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng bằng văn bản đến Sở Công Thương sở tại.

  4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo kiểm toán năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, thông qua hoặc có ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung theo nội dung quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này. Cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi lại băng văn bản cho Sở Công Thương trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung của Sở Công Thương.

  5. Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm hoàn thành lập báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi về Sở Công Thương.


3. Chu kỳ kiểm toán năng lượng là bao nhiêu?


Theo khoản 1 Điều 33 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như sau:


Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật này đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn có trách nhiệm:

  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

  • Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

  • Chỉ định người quản lý năng lượng theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

  • Ba năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc ;

  • Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở.


64 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page