top of page

Việt Nam tại COP28: Hành trình đối mặt với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Ngày 1/12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới lần thứ 28 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Hội nghị này quan trọng với nhiều quốc gia tham gia, nơi các nhà lãnh đạo thảo luận và xác định mục tiêu ưu tiên, nhất là về giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

cop28-tai-dubai-voi-su-tham-du-cua-hon-200-quoc-gia
COP28 tại Dubai với sự tham dự của gần 200 quốc gia trên thế giới

Các nhà lãnh đạo tại COP28 đã thống nhất nhiều mục tiêu quan trọng như giảm mạnh phát thải khí nhà kính, đưa phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ và xây dựng các tiêu chuẩn và biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mang tính khả thi. Họ cũng tiếp tục thảo luận về loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để đạt mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C vào cuối thế kỷ. 


Về các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, Hội nghị COP28 sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định và hướng dẫn chi tiết để các quốc gia thực hiện, trong đó có tiêu chuẩn và thủ tục chuyển đổi các tín chỉ carbon hình thành theo cơ chế phát triển sạch sang cơ chế phát triển bền vững, theo quy định của Thỏa thuận Paris.


Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ lo ngại trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nhấn mạnh sự chênh lệch giữa cam kết và hành động khí hậu. Ông cũng đề cập đến những bước hành động của Việt Nam kể từ COP26, trong đó có kế hoạch biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và các chính sách nhằm giảm phát thải.


Việt Nam đã xây dựng kế hoạch điện 8, tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo và phát triển công nghiệp và hệ sinh thái năng lượng tái tạo. Nước này cũng thực hiện cam kết NDC và kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đồng thời xử lý các vướng mắc trong chuyển đổi năng lượng.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh sự cam kết của Việt Nam đối với trách nhiệm toàn cầu và toàn dân bằng cách triển khai một loạt biện pháp chủ đề thành ba nhóm giải pháp.


Trước hết, chú trọng đến xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, Việt Nam đã ban hành và triển khai Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, và Quy hoạch Điện VIII. Đồng thời, nước ta đã phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo.

Thu-tuong-pham-minh-chinh-phat-bieu-tai-hoi-nghi
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Thứ hai, Việt Nam thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thông qua việc thành lập Ban Thư ký và công bố Kế hoạch thực hiện cũng như Kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện JETP. Ngoài ra, nước ta còn ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao với mục tiêu giảm phát thải.


Thứ ba, trong việc xây dựng thể chế, Việt Nam đã tiến hành ban hành Luật Dầu khí, hoàn thiện Luật Đất đai, và Luật Điện lực theo hướng hỗ trợ kiến tạo phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời, quốc gia đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định mua bán điện trực tiếp, đồng thời xử lý các dự án điện tái tạo và các vấn đề tồn đọng, vướng mắc đối với cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi năng lượng.


Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất cộng đồng quốc tế tăng cường đoàn kết và hành động quyết liệt hơn nữa để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng toàn cầu, bảo vệ môi trường và đảm bảo hạnh phúc và an lạc cho tất cả mọi người trên thế giới, rằng các quốc gia phát triển phải hỗ trợ hơn nữa cho các quốc gia đang và chậm phát triển. Các lãnh đạo cấp cao của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đánh giá cao bài phát biểu này và cam kết hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và phát triển bền vững.


Bên cạnh việc bày tỏ những lo ngại trong việc thực hiện hoạt động khí hậu theo cam kết, đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị COP28 cũng nhận được những thông tin tích cực. Theo ông Mark George, cố vấn khí hậu của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết, kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính 15,5 tỷ USD cho Việt Nam đã được hoàn tất vào ngày 23-11, sau nhiều tháng phối hợp làm việc với các bộ ngành chủ chốt của Việt Nam và đã được công bố tại Hội nghị COP28. Các nước đồng ý cung cấp 15,5 tỷ USD cho Việt Nam để chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng đá và nhanh chóng chuyển sang dùng năng lượng tái tạo (năng lượng sạch). Kế hoạch này là một phần trong quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).


Ngoài ra, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các quỹ lớn của UAE, muốn đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, chuyển đổi số và năng lượng sạch. Cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng UAE tạo ra những cơ hội mới trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng.


Bộ trưởng Thani bin Ahmed Al Zeyoudi cảm ơn những đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh COP28 diễn ra tại UAE. Ông cũng cho biết nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo cấp hai nước, việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa đạt được những bước tiến đột phá, đã hoàn thành phần lớn các nội dung và có thể được ký kết trong năm 2024.

bien-ban-ghi-nho-hop-tac-viet-nam-uae
Giao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam & UAE

Cuối cùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi đã chứng kiến việc giao các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cảng Abu Dhabi và Cục Hàng hải Việt Nam, giữa Tập đoàn công nghệ số Sirius IHC và Cục Chuyển đổi số quốc gia. 


Nhìn chung, những đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam đã được đánh giá cao trong thành công của Hội nghị Thượng đỉnh COP28 và mang lại những cơ hội tiềm năng trong hoạt động khí hậu


8 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page