top of page

Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2021

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là vấn đề luôn được các kế toán quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2021, vấn đề này đã có rất nhiều thay đổi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về thuế TNDN và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.


Nội dung chính:


thue-thu-nhap-doanh-nghiep

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.


Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã

  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam

  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất


Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền rồi nộp theo số tạm tính đó nếu có. Cuối năm, doanh nghiệp cần làm tờ khai để quyết toán thuế TNDN.


Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN


Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:

Thuế TNDN phải nộp (A) = Thu nhập tính thuế (B) x Thuế suất thuế TNDN (C)


Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế (A) = Thu nhập chịu thuế (a) - Thu nhập được miễn thuế (b) + Các khoản lỗ được kết chuyển (c)


Cách xác định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác:

Thu nhập chịu thuế (a) = Doanh thu (a1) - Chi phí được trừ (a2) + Các khoản thu nhập khác (a3)


Lưu ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với mức thuế suất tương ứng.


Cách xác định Doanh thu (a1) để tính thuế TNDN:

Doanh thu chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

Cách xác định khoản Chi phí được trừ (a2):

Ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp

  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cách xác định Các khoản thu nhập khác (a3):

Các khoản thu khác bao gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay, tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng, hàng cho biếu tặng…


Thu nhập miễn thuế (b): Các khoản này thường rất ít gặp và chỉ dành cho một số doanh nghiệp đặc thù.

Các khoản lỗ được kết chuyển (c)có thể hiểu đơn giản như sau:


Là số tiền chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.


Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp(C) được xác định như sau:

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất TNDN được xác định như sau:

  • Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh thu

  • Những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm sẽ áp dụng mức thuế suất 32-50% tùy thuộc vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.

  • Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý… sẽ áp dụng mức thuế suất 50%

  • Các doanh nghiệp thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm quyết định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ áp dụng mức thuế suất 40%

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về thuế và phương pháp tính thuế chính xác, nhanh chóng.


3. RSM Việt Nam có thể giúp gì cho doanh nghiệp?

Các chuyên gia thuế của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ hữu ích để đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận diện được mọi rủi ro tiềm ẩn về thuế và cơ hội tiết kiệm thuế. Hơn thế nữa, với mối quan hệ công tác nhiều năm với Tổng Cục thuế, các cục thuế địa phương và các cơ quan khác của Chính phủ, chúng tôi còn hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với Chính phủ và cơ quan thuế:


Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Dịch vụ hỗ trợ lập tờ khai quyết toán thuế TNDN;

  • Dịch vụ soát xét thuế chuyên sâu;

  • Dịch vụ tư vấn thường xuyên;

  • Dịch vụ hỗ trợ thanh tra thuế;

  • Dịch vụ tư vấn theo vụ việc;

  • Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 02 lần (DTA);

  • Dịch vụ hỗ trợ quan hệ Chính phủ

Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để cùng tìm hiểu xem các chuyên gia tư vấn thuế của chúng tôi có thể hỗ trợ gì cho công tác tuân thủ thuế TNDN.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page