top of page

Hoạt động mua bán và sáp nhập thị trường tầm trung toàn cầu vẫn sôi động trong Q1 2022


24/3/2022

  • Theo các chuyên gia RSM, số lượng giao dịch lớn của năm 2021 không có dấu hiệu giảm đi trong quý đầu tiên của năm 2022

  • Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine có thể là lực cản đối với hoạt động trong những tháng tới

  • RSM công bố đã hoàn thành 614 giao dịch ở Châu Âu vào năm ngoái, một mức chưa từng có trên toàn mạng lưới ở Châu Âu

RSM, mạng lưới tư vấn, thuế và kiểm toán lớn thứ sáu trên thế giới cho biết, hoạt động mua bán và sáp nhập trên thị trường tầm trung toàn cầu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong quý đầu tiên của năm 2022. RSM công bố đã thực hiện 614 thương vụ ở châu Âu vào năm ngoái.


Báo cáo phân tích chuyên sâu của RSM đã phân tích về thị trường dựa trên những giao dịch mà RSM đã tư vấn tại các quốc gia trên khắp Châu Âu, Mỹ và Châu Mỹ Latinh. Báo cáo đã cho thấy số lượng giao dịch của năm 2021 không có dấu hiệu chậm lại trong quý đầu tiên của năm 2022. Với nguồn vốn lớn đang có sẵn trên thị trường và nhu cầu lớn về tìm kiếm những đối tượng tiềm năng của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, RSM dự đoán rằng năm 2022 sẽ là một năm M&A sôi động của thị trường tầm trung.


Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine gây ra lạm phát giá nguyên liệu và hàng hóa và điều này có thể ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến hoạt động giao dịch và sự tự tin vào nền kinh tế trong những tháng tới.


Các cố vấn của RSM đã hỗ trợ một cách không ngừng nghỉ các hoạt động giao dịch toàn cầu trong năm 2021. Trong số 614 giao dịch được thực hiện bởi RSM ở Châu Âu năm ngoái, lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT) đóng vai trò chủ chốt với với 152 giao dịch, tiếp theo là 90 giao dịch trong lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất.


Ba xu hướng của thị trường tầm trung cần chú ý trong năm nay là:


1. Các chủ doanh nghiệp và nhà sáng lập đang tận dụng lợi thế của thị trường để thoát vốn

Các doanh nghiệp trong thị trường tầm trung đang tiếp tục thúc đẩy các thương vụ khi một số lượng lớn chủ doanh nghiệp và chủ sỡ hữu gia đình tận dụng lợi thế của mức định giá cao kỉ lục và việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 để bán doanh nghiệp. Những thương vụ này thường được đưa ra thị trường sớm hơn so với dự định ban đầu sau khi các doanh nghiệp đã phải hứng chịu hai năm đầy thách thức vì đại dịch.


Hai năm vừa qua đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp trong thị trường tầm trung. Rất nhiều doanh nghiệp trong đó là công ty gia đình hoặc do chủ sở hữu lãnh đạo. Cùng lúc này, các tổ chức có nguồn tiền dồi dào đang tìm kiếm những tài sản thay thế ít rủi ro và đem lại lợi nhuận cao hơn. Một ví dụ là vốn cổ phần tư nhân, nguồn vốn này đã mở ra nguồn vốn dự trữ khổng lồ chưa được khai thác cho các công ty cổ phần tư nhân và thúc đẩy định giá cao hơn cho các công ty mục tiêu. Đây là cơ hội tốt mà các cổ đông và hội đồng quản trị của các công ty mục tiêu khó có thể bỏ qua.


2. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm tác động lên các hoạt động giao dịch

Cuộc chiến ở Ukraine là một lực cản đối với hoạt động mua bán sáp nhập. Hiện tại, các yếu tố mang tính tích cực thúc đẩy nhu cầu và sự sẵn có của dòng vốn đã bù đắp lại sự bất an của giới đầu tư. Nhưng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu từ cuộc chiến sẽ khiến cho các nhà hoạch định phải tạm dừng trước khi kí các thỏa thuận đầu tư.

Tác động của chiến tranh được nhận thấy rõ nét qua sự tăng giá của hàng hóa và năng lượng, đặc biệt khi Nga là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng như hàng hóa và nguyên liệu thô. Các nhà sản xuất và người tiêu dùng nói riêng sẽ đều cảm thấy áp lực từ cuộc chiến này.

Ngoài ra, áp lực đang gia tăng đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã phải đối mặt với những thách thức dai dẳng do đại dịch gây ra và những vấn đề chẳng hạn như thiếu chip dang đe dọa hiệu suất giao dịch của nhiều ngành. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ góp phần làm tăng thêm những thách thức.


3. Lĩnh vực TMT - đặc biệt là phần mềm B2B - sẽ tiếp tục là mảng sôi động về mua bán sáp nhập

Xu hướng số hóa và sự phụ thuộc vào các sản phẩm TMT ngày càng gia tăng do đại dịch đã yếu tố khiến cho số lượng các thương vụ của ngành này tăng lên trong năm 2021. RSM nhận thấy rằng các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến các công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp, công nghệ SaaS và đám mây cho phép làm việc từ xa . Nhiều sản phẩm trong số này đã được ứng dụng vào cơ sở hạ tầng hoạt động cốt lõi của khách hàng, điều này làm tăng triển vọng về doanh thu định kỳ có thể dự đoán được đối với các nhà đầu tư.


Các doanh nghiệp lớn là đối tượng cần nhanh chóng có được năng lực kỹ thuật số mà không tốn chi phí và thời gian mà tăng trưởng hữu cơ. Bởi vậy họ đang săn đón các công ty phần mềm, khiến cho số lượng các thương vụ tăng cao một cách kỉ lục về giá trị. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022,bất chấp những khó khăn kinh tế. Các công ty cung cấp phần mềm doanh nghiệp B2B có nhiều khả năng duy trì phục hồi hơn các doanh nghiệp TMT.


Lee Castledine, Partner tại RSM Vương quốc Anh và là thành viên của RSM's Global Due Diligence Leadership Team cho biết:


“Trong quá trình chuyển đổi từ năm 2021 sang quý 1 năm 2022, chúng tôi thấy khối lượng giao dịch tiếp tục tăng với mức vốn khả dụng cao. Nhu cầu từ cả các nhà đầu tư cổ phần tư nhân và các doanh nghiệp vẫn còn mạnh mẽ và hiện tại dữ liệu cho thấy điều này sẽ vẫn tiếp tục.


“Hiện tại, động lực này đủ sức bù đắp các yếu tố địa chính trị và kinh tế có thể làm suy yếu lòng tin và làm suy yếu hoạt động mua bán sáp nhập khi chúng ta tiến tới năm 2022. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang và trong khi chúng ta không thể đoán trước được hoàn toàn tác động của nó, cuộc khủng hoảng cho thấy một lực cản lớn đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và hoạt động giao dịch nói chung.


“Trên khắp châu Âu, chúng tôi đã chứng kiến ​​một lượng lớn hoạt động mua bán sáp nhập bất thường vào năm 2021 với hơn 600 giao dịch được hoàn thành bởi các công ty RSM với một số xu hướng chính đang nổi lên. Ở thị trường tầm trung, các chủ doanh nghiệp đang lựa chọn nghỉ hưu sớm do không chắc chắn vào nền kinh tế và sự căng thẳng của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, mức định giá cao kỉ lục ngày càng trở nên hấp dẫn đối với họ trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thông qua phục hồi kinh tế.


“Trong khi chứng nhận ESG trước mắt vẫn là ưu tiên có mức độ thấp hơn đối với các nhà đầu tư hiện nay, nhiều người bắt đầu nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng của xu hướng này, đặc biệt là các công ty cổ phần tư nhân. Các công ty cổ phần tư nhân là những tác nhân mạnh mẽ của sự thay đổi và chuyên môn. Từ trước đến nay, họ chính là nguồn động lực giúp thị trường tầm trung cải thiện hiệu suất tài chính và họ có thể được tận dụng để tăng thêm tính chặt chẽ cho báo cáo và quản trị ESG. Chúng tôi mong rằng điều này sẽ tiến triển qua thời gian, để chúng tôi có thể chứng kiến ​​các công ty này thúc đẩy sự phát triển của các khuôn khổ ESG với mục tiêu nâng cao giá trị và tạo ra lợi nhuận lớn hơn từ các khoản đầu tư của họ. ”


Theo RSM Global.

5 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page